TTCT - Lần đầu tiên trong lịch sử 65 năm của triển lãm dOCUMENTA có tác phẩm nghệ thuật từ Việt Nam. Tác giả là Lê Quang Đỉnh (44 tuổi, được biết đến trong cộng đồng nghệ thuật thế giới với tên Dinh Q.Le) - một nghệ sĩ độc lập người Mỹ gốc Việt đang hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam. Phóng to Tác phẩm sắp đặt Ánh sáng và niềm tin của Lê Quang Đỉnh tại triển lãm dOCUMENTA 13 - Ảnh: Lê Quang Đỉnh dOCUMENTA 13: Olympic nghệ thuật đương đại Không hề phóng đại khi nói rằng triển lãm nghệ thuật đương đại dOCUMENTA lần thứ 13 tại Đức từ ngày 9-6 đến 16-9-2012 là một Olympic nghệ thuật thế giới. Diễn ra năm năm một lần, triển lãm lần này dự kiến sẽ thu hút 1 triệu lượt người đến thưởng ngoạn 160 tác phẩm của 180 nghệ sĩ. Mỗi một dOCUMENTA đều có một giám tuyển khác nhau, và Kasssel - thành phố bị bom Mỹ tàn phá tan nát trong chiến tranh ở Đức - hi vọng mỗi một triển lãm sẽ thu hút sự chú ý của thế giới với mình. Trong năm năm, giám tuyển đó sẽ đi khắp thế giới, toàn quyền chọn nghệ sĩ, tác phẩm, toàn quyền đưa ra ý tưởng về triển lãm. Khi giám tuyển của dOCUMENTA 13 Carolyn Christov-Bakargiev đến Việt Nam, bà rất thích thú khi xem những ký họa chiến tranh của 11 tác giả từ thời chống Mỹ mà Lê Quang Đỉnh đã dày công sưu tầm từ lâu. Có tác giả còn sống, có người đã qua đời. "Tôi nhận thấy những bức ký họa của các họa sĩ thời chống Mỹ không hề vẽ về máu, xác chết, những điều khủng khiếp giống ký họa chiến tranh của nước khác, kể cả khi ký họa đó vì mục đích tuyên truyền hay chỉ đơn giản là nhật ký của họ. Tại sao như thế? Tôi tìm đến với những họa sĩ đó để hỏi họ. Và tôi cũng đi tìm câu trả lời cho mình: Nếu tôi như họ thời đó, tôi có làm giống họ không?" - anh kể. Lê Quang Đỉnh mất một năm để thai nghén và hình thành tác phẩm sắp đặt mà ở đó, người xem có thể ngắm nhìn lại ký ức đã phai nhạt theo thời gian - những bức chân dung trên tường, nghe lại chính những nghệ sĩ - chiến sĩ kể lại công việc sáng tác của họ qua một video clip dài 35 phút. Những họa sĩ đó lấy cảm hứng từ đâu? Điều gì là sợi chỉ xuyên suốt của quá trình sáng tác? Những họa sĩ mà Lê Quang Đỉnh phỏng vấn đều vừa cầm bút, vừa cầm súng. Chiến tranh - họ có thể chết trong nháy mắt, và những người họ vừa vẽ chỉ tích tắc có thể bỏ mạng, bức ký họa có thể thành ảnh thờ. Phóng to Tác phẩm sắp đặt Lá cỏ của nghệ sĩ Canada Geoffrey Farmer dùng các trang báo tạp chí Life từ năm 1935-1985 và cỏ từ sân nhà anh để hoàn thành - Ảnh: AP Những ký họa chiến tranh không giống chiến tranh Ánh sáng và niềm tin: Tiếng nói và ký họa cuộc sống từ chiến tranh Việt Nam (2012) - dự án hợp tác của Lê Quang Đỉnh với 11 nghệ sĩ Việt Nam, được trình diễn ở một căn nhà làm bằng gỗ màu sáng mới dựng lên, tại một góc rậm rạp cây cối của công viên Karlsaue. "Tôi muốn người xem có cảm giác đang nghe những họa sĩ đó kể lại những ngày tháng chiến đấu và sáng tác trong rừng của mình" - anh kể. Đủ mọi gương mặt, đủ mọi tư thế, từ cô giao liên tóc dài ngang hông đang cầm súng tới chị văn công dịu dàng, từ anh lính đang nằm nghỉ trên võng, đọc sách sau một trận đánh ác liệt đến những người phụ nữ tóc dài vác súng. Gương mặt của họ không thấy chất căm thù, chỉ đẹp, hiền dịu và quyết tâm. Vũ Giáng Hương, Huỳnh Phương Đông, Lê Lam, Quách Phong, Nguyễn Toàn Thi, Quang Thọ, Nguyễn Thụ, Trương Hiếu, Phan Oánh, Dương Ánh, Minh Phương, Kim Tiến, Nguyễn Thanh Châu. Những tác phẩm, suy nghĩ, những tiếng nói khác mà bình thường ta không nghe thấy khi nói về một thời chiến tranh. Những ký họa không giống chiến tranh vì - như một họa sĩ giải thích trong phim - thực tế đã quá gian khổ, khủng khiếp, đau thương rồi, họ muốn hướng tới một điều gì đó mang ý nghĩa tích cực và đầy hi vọng hơn. Và nữa, "bi quan thì làm sao mà chiến đấu tiếp được"? dOCUMENTA 13 có thể mất tới ba ngày để thưởng ngoạn hết, vì rải rác ở tám địa điểm rộng lớn khác nhau. Người xem có thể thư giãn, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn và thậm chí quên đi nghệ thuật. Không ít tác phẩm có thể gây sốc với chủ đề hiện đại, thậm chí rất hiện đại. dOCUMENTA 13 có sự tham gia của những nghệ sĩ có nền tảng khác nhau, thời đại khác nhau, bối cảnh sáng tác khác nhau. "Thật khó để so sánh nghệ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu so với thế giới - Lê Quang Đỉnh nói - Nhưng chúng ta đang có một thế hệ nghệ sĩ đương đại rất dũng cảm, rất tiên phong, họ mày mò, tự học, sáng tác dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với kiến thức thế giới liên quan tới lĩnh vực này". Phóng to Tác phẩm sắp đặt của nghệ sĩ Ai Cập Anna Boghiguian và tranh vẽ của Charlotte Salomon - nghệ sĩ người Do Thái sinh ở Berlin năm 1917. Salomon 26 tuổi và đang có thai 5 tháng khi bị giết trong trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã - Ảnh: Spiegel Phóng to Tác phẩm sắp đặt Những ý tưởng của hòn đá của nghệ sĩ người Ý Giuseppe Penone - Ảnh: d13.documenta.de Tags: Triển lãmMỹ thuậtNghệ thuật đương đạiDOCUMENTA 13
Giải ngân đầu tư công: Từ quyết tâm chính trị đến triển khai thực tế ĐẶNG HUY ĐÔNG (NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ) 04/12/2024 2358 từ
Phương án hợp nhất để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ NGỌC THÀNH 04/12/2024 Theo định hướng của Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện nghị quyết 18 sau khi sắp xếp, hợp nhất, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Cận cảnh hỗn loạn trong nhà Quốc hội Hàn Quốc sau thiết quân luật HÀ ĐÀO 04/12/2024 Dù chỉ tồn tại sáu tiếng, lệnh thiết quân luật do Tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành khuya 3-12 cũng đủ khiến Seoul có một đêm không ngủ.
Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền HOÀI PHƯƠNG 04/12/2024 Ca sĩ Bích Tuyền xác nhận với Tuổi Trẻ Online rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện chồng mình là ông Gerard Williams.
Sốc: Nữ văn sĩ Quỳnh Dao từ bỏ cuộc đời ở tuổi 86 LAN HƯƠNG 04/12/2024 Cái chết của nữ văn sĩ Quỳnh Dao khiến truyền thông Trung Quốc rúng động, nhiều khán giả bật khóc trước sự ra đi của bà.