TTCN - Mới đây, tại buổi sinh hoạt CLB đờn ca tài tử Trăng Quê (huyện Phụng Hiệp, Cần Thơ), có hai ông già coi… già lắm, tưởng chừng như “rệu rã” tới nơi nhưng khi lên sân khấu, mắt hai ông lại sáng ngời lên, dáng đi, ra bộ vững chãi. Anh Sơn Hà, GĐ Trung tâm văn hóa huyện Phụng Hiệp tự hào: “Đó là hai cây đại thụ trong làng đờn ca tài tử Nam bộ.” Hai ông có hai biệt danh rất lãng tử - “ông đam mê” và “ gã du ca”. Phóng to Ông Mười Tường (trái) và ông Ba Cơ cùng hòa ca nhạc tài tửTTCN - Mới đây, tại buổi sinh hoạt CLB đờn ca tài tử Trăng Quê (huyện Phụng Hiệp, Cần Thơ), có hai ông già coi… già lắm, tưởng chừng như “rệu rã” tới nơi nhưng khi lên sân khấu, mắt hai ông lại sáng ngời lên, dáng đi, ra bộ vững chãi. Anh Sơn Hà, GĐ Trung tâm văn hóa huyện Phụng Hiệp tự hào: “Đó là hai cây đại thụ trong làng đờn ca tài tử Nam bộ.” Hai ông có hai biệt danh rất lãng tử - “ông đam mê” và “ gã du ca”. Một đời đam mê Nghiệp đờn ca đã theo ông Ba như một thứ đam mê không thể nào dứt ra được: “Suốt cuộc đời tôi đã nghiện đờn ca, cai không được mà tôi cũng chẳng muốn cai. Nó ăn vào máu tôi rồi”. Ở làng quê Kinh Cùng của xứ Tây Đô, mấy chục năm qua danh tiếng Ba Cơ ai cũng biết; và ai cũng thừa nhận ông là một người uyên bác trong làng nhạc tài tử Nam bộ. Ngón đờn của ông trầm bổng, luyến láy và cái độ rung làm say mê lòng người thì khó người bì kịp. Vậy mà ông đã phải “lái” sang ca từ năm 1945, vào thời buổi mà tiếng đờn tài tử bị xem là nỉ non, ai oán, làm nản lòng thanh niên ra chiến trận. Hai cây đờn tranh và kìm mỗi cây 100 đồng tiền xanh (tiền Pháp thời đó) ông phải ngậm ngùi đập bỏ. Phóng to "Ông đam mê" Ba CơChuyển hẳn sang ca, chất giọng thiên phú của ông nhanh chóng làm cho người ta quên đi tiếng đờn Ba Cơ. Và cũng từ đó ông mang giọng ca của mình đi phục vụ bà con suốt những năm tháng mưa bom bão đạn của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nay tuổi đời gần 90, ông đã có trên 70 tuổi đờn ca – cái thâm niên ít ai bì kịp. Tuổi thơ của ông Ba gắn chặt trên lưng trâu. Cho đến khi lần đầu tiên thấy được một đám tiệc rình rang có đờn ca, ông Ba bắt đầu mê và tập hát. Sân khấu của người ta là bàn tiệc, chiếu hoa, đờn địch các loại còn sâu khấu của ông là lưng trâu; nhạc cụ, đạo cụ là đọt sậy. Dắt trâu nghêu ngao hát, nằm vắt vẻo trên mình trâu cũng hát. Đến một hôm có người chạy về báo tin chẳng lành cho ông Nguyễn Văn Dị (thân phụ của ông Ba Cơ) biết là đàn trâu nhà ông đã quần nát ruộng người ta, ông Dị té ngửa, chạy ra đồng nhưng chẳng thấy thằng con ông đâu cả. Cuối cùng thì người nhà cũng lôi được thằng “Cơ chăn trâu” về từ một bàn nhậu có đờn ca tài tử. “Ông già bắt tôi nằm xuống phản, đánh thâm tím cả mông”, ông Ba nhớ lại. Đánh thì đánh, ông Ba cũng chẳng chừa. Không cho đi ban ngày thì đi đêm. Dẫn trâu về cột cẩn thận, ông Ba lấy bao bố, nùi giẻ làm con rối đặt lên phản rồi đắp mền lại và… chuồn đi nghe hát! Chỉ đến khi được bà Dị thuyết phục, ông Dị phần thương con, phần cũng là người từng ham mê nhạc tài tử mới thuê hai ông thầy đờn và ca đến dạy cho con trai. Chuyện đờn hát của ông Ba Cơ được “hợp thức hóa” vào năm 1942. “Có duyên cớ nào khác dẫn bác Ba đến với đờn ca tài tử không”? Ông Ba Cơ cười khì: “Vì… mèo”. Ngó chừng chúng tôi không hiểu, ông Ba giải thích luôn: “Hồi đó ai hát nhạc tài tử hay được nhiều thiếu nữ mến mộ, hát xong có thể mời em gái ra bờ ruộng ngồi… tâm sự. Thanh niên nào mà không thích hở chú em?”. “Chắc bác Ba gái cũng mê tiếng hát của bác nên mới thành vợ thành chồng?”. Ông Ba Cơ cười móm mém: “Bả đời nào mê. Bả là dân kinh doanh, tôi đi hát nhiều bả còn… ghen nữa. Thấy tôi già rồi bả không cho đi hát, tôi mới bảo bả rằng muốn cho tôi đoạn tuyệt với đờn ca thì lấy búa bổ đầu tôi rồi móc hết óc ra, lúc đó tôi mới thôi hát…”. Bây giờ, tuần nào không được hát ông lại thấy trong lòng bứt rứt. Ở đâu có lời mời ông cũng không từ nan, bỏ vài bộ quần áo vào giỏ là lên đường. Suốt cuộc đời gắn với nhạc tài tử, rằm trung thu vừa qua ông mới được công nhận là một nghệ nhân. Cầm tấm giấy chứng nhận trong tay, ông rơm rớm nước mắt: “Có giấy chứng nhận rồi, sau này tôi có thể tham gia vào các chương trình đờn ca tài tử khắp nơi”. Hát như là sống “Ông Mười Tường- Bùi Thiên Tường là “gã du ca tài tử” đến từ vùng Cái Nước (Cà Mau) - một người hát như là sống”. Anh Sơn Hà nói như vậy trong đêm sinh hoạt câu lạc bộ Trăng Quê. Nhiều người không thể quên đêm đầu tiên ông xuất hiện trên sân khấu ngay trong đêm chung kết Liên hoan đờn ca tài tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (tổ chức lần đầu tại Cần Thơ năm 1998). Hôm đó, ban tổ chức thật sự khó xử khi có một cụ già cứ nằng nặc đòi lên sân khấu hát. Rồi họ phải chiều lòng ông. Sau khi người dẫn chương trình giới thiệu, một lão nông chân không dép, lấm bùn, quần ống thấp ống cao, tay kè kè cái giỏ đệm thâm kim, chào khán giả: “Kính thưa bà con, qua hát không hay nhưng ham hát… Qua xin hát hai lớp xuân tình bài Tiểu sử Bác Hồ do qua tự sáng tác.” Dàn cổ nhạc tứ tuyệt trỗi lên, ông Mười ra bộ rồi vào bài như đang hát ở quê nhà Cái Nước; được khán giả cổ vũ nhiệt liệt. Ngay sau đó, ban tổ chức liên hoan hội ý và cấp cho ông giấy khen, phần thưởng khích lệ đặc biệt cho một nghệ sĩ du ca đã ở tuổi 83. Mới13 tuổi ông Mười đã theo đoàn hát Ly Nông (Phụng Hiệp) làm quen với cây đàn kìm và các bài bản nhạc cổ nhạc. Dần dà, nhạc tài tử thấm vào máu chàng trai hát hay mà làm nông cũng giỏi. Thời đi hát ông rong ruổi từ Cần Thơ lên Sóc Trăng hay ngược về Bạc Liêu, Cà Mau. Có gia đình, những lúc nông nhàn ông vẫn cùng bạn bè đàn hát. Có chút vốn ca nhạc tài tử, đi làm ăn đó đây ông chỉ mong tìm được nhiều bạn tâm giao cùng ông kẻ đờn người hát ngẫu hứng canh thâu. Những năm chống Mỹ, chứng kiến bọn giặc giết hại dân lành khiến bà con căm phẫn, ông Mười đã viết bài hát Tiêu diệt bọn Bình Tây ở Vàm Cái Đôi rồi bài Tiểu sử Bác Hồ để hát cho bà con nghe. Nhưng rồi bị giặc bố ráp, ông cùng vợ phải bỏ xứ chống ghe vừa đi bán gạo vừa tiếp tế cho bộ đội ở Đồng Tháp Mười; sau đó phải ly hương lên tận chùa Phước Hòa (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nương thân. Đi tới đâu ông cũng được bà con quí mến vì tiếng hát lời ca của ông đồng cảm với người dân khí khái, giàu lòng yêu nước. Ông Mười có mấy cuốn sổ mà ông đã cất công ghi chép đầy đủ danh mục, lời, nhịp các bài: Tây Thi, Cổ bản, Lưu Thủy Trường… Ông nói: “Ghi chép để lại cho con cháu đời sau hát mà mở lòng với quê hương đất nước”. Năm 1999, ông có cơ hội đi thăm ba người con đang định cư ở các nước Mỹ, Canada, Úc. Đi tới đâu bà con đồng hương miệt Cái Nước, Cà Mau cũng mong được nghe ông hát nhạc tài tử. Hiện nay, hầu như nơi nào có tổ chức đờn ca tai tử, ở Sài Gòn hay các tỉnh miền Tây, ông Mười đều tìm đến dự, không thì cũng đón xem trên truyền hình hay nghe radio để làm dày thêm tư liệu ca nhạc tài tử của mình. Mỗi dịp như vậy ông đều có dịp rèn dũa giọng hát của mình vì: “sợ tuổi già đãng trí sẽ quên lời quên bộ…”. Sẽ thật khó quên hình ảnh ông Mười trong bộ bà ba nâu bước lên sân khấu ra bộ. Giọng hát của ông lão 88 tuổi nay không còn mượt mà, cháy bỏng như thuở nào nhưng vẫn hết sức truyền cảm và mùi mẫn như chính cuộc đời thăng trầm, đầy ắp chất lãng tử Nam bộ của ông.
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.