TTCN - Đã 30 năm qua, người lính già Nguyễn Minh Tĩnh vẫn luôn tự hào với những kỷ niệm năm xưa. Trong cuốn sổ tay giờ đây đã cũ vàng, người cựu chính trị viên tiểu đoàn 9 (trực thuộc trung đoàn 271) này không thể nào quên một kỷ niệm mà ông gọi là “sự kiện miền Bắc đã gửi cả lúa giống ra mặt trận”. Phóng to Trên đường hành quân - Đoàn Công TínhTTCN - Đã 30 năm qua, người lính già Nguyễn Minh Tĩnh vẫn luôn tự hào với những kỷ niệm năm xưa. Trong cuốn sổ tay giờ đây đã cũ vàng, người cựu chính trị viên tiểu đoàn 9 (trực thuộc trung đoàn 271) này không thể nào quên một kỷ niệm mà ông gọi là “sự kiện miền Bắc đã gửi cả lúa giống ra mặt trận”. Đó là vào đầu năm 1973, khi Hiệp định Paris vừa được ký kết nhưng Mỹ ngụy vẫn ra sức lấn chiếm vùng giải phóng, ngang nhiên phá hoại việc thực thi hiệp định. Lúc này trước âm mưu của kẻ thù, rất nhiều vũ khí và tân binh từ hậu phương lớn miền Bắc đã được chi viện cho chiến trường miền Nam. Trung đoàn 271 (quân giải phóng miền Đông Nam bộ - B2) đón nhận một lực lượng bộ đội mà phần đông là sinh viên các trường ĐH ở miền Bắc. Nhận quân bổ sung cho đơn vị, Nguyễn Minh Tĩnh đặt tên cho lớp tân binh này là “những hạt lúa giống” và hiểu rằng “ngoài ấy đã gửi cả lúa giống ra chiến trường, có nghĩa là đang chuẩn bị tổng lực để sớm giải phóng miền Nam”. Những “hạt lúa giống” ấy được tuyển chọn từ nhiều trường ĐH tại Hà Nội vào tháng 7-1972, bao gồm cả ngàn sinh viên từ năm 1 đến năm 5, tập hợp trong đội hình tiểu đoàn 495 thuộc trung đoàn 568 và được huấn luyện tại vùng rừng núi Mai Siêu hiểm trở thuộc tỉnh Hà Bắc. Sau vài tháng “rèn binh”, ngày 3-1-1973, họ đã lên đường “đi B” với phiên hiệu mật danh Đoàn 2004, rồi được bổ sung về các đơn vị của trung đoàn 271 khi ấy vừa đụng độ ác liệt với quân ngụy và bị tổn thất lực lượng khá nặng ở Bù Bông, Đắc Song, Kiến Đức ... trên chiến trường Tây nguyên. Tiếp nhận những “hạt lúa giống” cũng là thời điểm trung đoàn nhận lệnh tham gia chiến dịch giải phóng Phước Long, trực tiếp đánh chiếm chi khu Bù Đăng, thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước hiện nay). Bước vào chiến dịch 1975, trung đoàn lại liên tục cơ động chiến đấu đánh chiếm đồn cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), chi khu Đức Huệ, Đức Hòa (tỉnh Long An)... rồi vượt sông Vàm Cỏ xuống chiến trường Mộc Hóa, Mỹ Tho... thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Khi đánh chiếm xong quận lỵ Đức Hòa (Long An), chỉ còn cách Sài Gòn chừng 20km trung đoàn nghe tin “trên ấy (Sài Gòn) xong rồi” nên không được tiến vào Sài Gòn như phân công ban đầu của Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, hầu hết các “hạt lúa giống” lại khoác balô trở về Hà Nội, tiếp tục có mặt nơi giảng đường đại học. Sau 30 năm, nhiều “hạt lúa giống” ngày ấy bây giờ đã là đại biểu Quốc hội, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà sử học, nhà báo, luật gia... Không ít người đảm nhiệm cương vị lãnh đạo ở các viện nghiên cứu khoa học như: Năng lượng nguyên tử, Máy và dụng cụ công nghiệp, Cơ học, Nông hóa thổ nhưỡng, Vật liệu... Số đông hơn đang giảng dạy tại ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Huế, ĐH Mỏ - địa chất...
Các khối diễu binh, diễu hành kết thúc sơ duyệt, sẵn sàng cho buổi tổng duyệt sáng 27-4 TUỔI TRẺ ONLINE 25/04/2025 Buổi sơ duyệt diễu binh tối 25-4 tại đường Lê Duẩn, TP.HCM, đã thu hút hàng ngàn người dân đến xem.
Quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh trên đường Lê Duẩn LÊ PHAN 25/04/2025 Tối nay, ba khối quân đội các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia đã có mặt tham gia buổi sơ duyệt tại đường Lê Duẩn.
Thụy Điển tặng Việt Nam phim tài liệu chưa từng được công bố về ngày 30-4-1975 THANH HIỀN 25/04/2025 Phim Victory Vietnam, do đạo diễn người Thụy Điển Bo Öhlén thực hiện nửa thế kỷ trước, ghi lại khoảnh khắc nhân dân Thụy Điển xuống đường ngày 30-4-1975 trong niềm hân hoan khi biết tin Việt Nam thống nhất.
Ông Trump: Crimea sẽ ở lại với Nga THANH HIỀN 25/04/2025 Tổng thống Mỹ tuyên bố ngay cả tổng thống Ukraine cũng hiểu rằng bán đảo Crimea sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Matxcơva.