TTCT - Dưới tựa đề này, nhật báo Washington Post (*) kể về những cha mẹ “trực thăng” thậm chí cho con mình là sinh viên đại học! Minh họa: Bích Khoa Bài báo kể: Hiệu trưởng Trường Frostburg State University Jonathan Gibralter từng bị phụ huynh các sinh viên gọi tới hỏi về chuyện cãi cọ của con em họ với bạn cùng phòng. “Tôi đã hỏi sao họ không tin và để con mình tự giải quyết”. Nhưng không, thay vì khuyên con gọi cho người trợ lý ở ký túc xá hoặc người phụ trách khu học xá, họ lại gọi thẳng cho hiệu trưởng, ông kể. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Education + Training đã chỉ ra lằn ranh giữa sự quan tâm của cha mẹ với việc chăm bẵm thái quá. Theo đó, nếu sự quan tâm có thể giúp giới trẻ xây dựng sự tự tin và năng lực thì sự chăm lo thái quá sẽ gây tác dụng ngược, tạo cho con cái họ cảm giác không thể làm được những công việc xã hội hay nói chung, tự mình làm việc gì. Tác giả báo cáo, hai giáo sư Đại học California là Fresno Jill C. Bradley-Geist và Julie B. Olson-Buchanan đã phân tích chi tiết việc chăm bẵm quá mức sẽ hủy diệt năng lực của sinh viên giải quyết những vấn đề ở nơi họ làm việc sau này. Họ đã yêu cầu 450 sinh viên năm đầu tự đánh giá mức tự tin, tần suất quan tâm của cha mẹ, cách cha mẹ họ tham gia cuộc sống thường nhật của con mình và phản ứng của họ trong một số tình huống cụ thể nơi làm việc. Nghiên cứu cho thấy những sinh viên nào có “cha mẹ trực thăng” thường khó tin vào khả năng của mình thực hiện những mục tiêu đề ra. Họ bị lệ thuộc vào người khác nhiều hơn, năng lực đấu tranh kém và không có những kỹ năng mềm như tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm trong thời đại học. Hiệu trưởng Jonathan Gibralter nói ông có một công thức để các bậc cha mẹ có thể tránh lấn từ lằn ranh quan tâm sang làm cha mẹ “trực thăng”: cha mẹ và con cái nên ngồi xuống và có một cuộc trao đổi thẳng thắn: Con muốn điều đó diễn ra thế nào, khi nào ba mẹ có thể tham gia và nếu có thì hỗ trợ con ra sao? Chính cuộc trò chuyện đó sẽ tạo ra một con người mới cho mỗi sinh viên khi bước vào đại học. Abbey Barrow, sinh viên năm cuối khoa báo chí Đại học Drake, kể khi cô bắt đầu rời nhà lên đường vào học xá, cha mẹ cô nói họ sẽ không đặt ra mốc thời gian để liên hệ, mà chính cô sẽ tự quyết định khi nào liên lạc về. “Đó là một điểm bước ngoặt khi tôi hiểu tự mình sẽ quản lý và kiểm soát chính mình”. Cuối cùng cả nhà thỏa thuận cô sẽ gọi về nhà mỗi tuần hai lần, và trò chuyện qua Skype vào cuối tuần. “Họ cho tôi một sự độc lập nhất định khi không siết chặt quản lý”. Nhưng Abbey biết có bạn bè cô gọi về nhà sau mỗi bài kiểm tra, hay có những cha mẹ nhắn tin qua điện thoại hoặc Facebook hỏi xem đề kiểm tra có khó không? Abbey nói: “Thật khó khăn khi vào đời nếu phải dựa vào người khác để giúp mình ra quyết định”. _____________ (*): www.washingtonpost.com/news/parenting/wp/2014/09/02/how-helicopter-parents-are-ruining-college-students/ Tags: Đại học
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Động lực mới cho phát triển kinh tế TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 11/05/2025 Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết 'Động lực mới cho phát triển kinh tế' của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Người dân xóm trọ ở Thủ Đức gượng dậy sau trận mưa 'nhấn chìm' nửa căn nhà MINH HÒA 11/05/2025 Sáng 11-5, sau cơn mưa lớn hôm qua, nước rút, người dân tại hẻm 789 tỉnh lộ 43, phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) tất bật dọn dẹp.
Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư TRẦN MAI 11/05/2025 Tuyến đường 2 làn xe, tổng số tiền đầu tư 35 tỉ đồng nhưng đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ ngày có khu dân cư trong tương lai.
Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin NGHI VŨ 11/05/2025 Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.