TTCT - Với podcast bạn có thể chủ động nghe bất cứ cái gì mình muốn: những bài hát mới của ca sĩ mà bạn yêu thích, tập mới của chính chương trình đọc truyện... Nói về công nghệ, tôi thuộc thế hệ X. Khi tôi còn nhỏ, chưa có Internet, TV cũng còn hiếm (cả khu tập thể chỉ có 2-3 gia đình có TV và thường mở cửa cho mọi người đến xem nhờ). Đài phát thanh có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi cũng như nhiều người cùng thế hệ. Hàng ngày tôi nghe đài để biết được giờ giấc, dự báo thời tiết, nghe ca nhạc, đọc truyện… Hồi đó tôi đã khám phá ra rằng cùng là câu chuyện mà tôi đọc trên sách thì khi nghe trên đài nó hay hơn nhiều: Giọng đọc hấp dẫn của phát thanh viên, cùng với âm nhạc nền minh họa, có thể tác động vào tâm trạng của người nghe, có thể đẩy cảm xúc lên cao. Khi tôi học ngành báo chí, thầy giáo của tôi nói rằng: “Phát thanh có điểm yếu là không có hình, tuy nhiên đây cũng chính là điểm mạnh của phát thanh”. Khi người nghe không nhìn thấy, họ tập trung cảm nhận bằng thính giác, bằng sự liên tưởng, khiến cho trí tưởng tượng của họ được tự do bay bổng, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ hơn. Tôi nhất định phải nói về sự hấp dẫn của phát thanh và cho rằng nếu người nào mà không quan tâm, không nghe phát thanh thì thật là sự thiệt thòi cho họ. Nhiều người ở thế hệ trước chúng tôi, đến giờ vẫn có thói quen bật đài và nghe theo thói quen, một cách thụ động. Những chương trình hay sẽ lọt vào tai họ, còn những chương trình mà họ không thực sự quan tâm thì cứ thế trôi đi. Đó là lối nghe phát thanh truyền thống, theo một lịch trình nội dung và giờ giấc cố định. Điều đó không phù hợp với cuộc sống hiện đại, khi người ta bận rộn hơn nhiều, di chuyển nhiều hơn chứ không ở cố định một chỗ. Thêm nữa, sự bùng nổ các phương tiện truyền thông tạo điều kiện cho thính giả ngày nay có thể chủ động chọn, nghe, xem những nội dung mình quan tâm. Thử hình dung, nếu bạn lái xe hay đi xe buýt từ nhà đến cơ quan mỗi ngày, mất khoảng 30-60 phút, và bạn chỉ có một mình trên đường. Dĩ nhiên bạn có thể bật đài lên để nghe kênh VOV Giao thông chẳng hạn, nghe những gì mà nhà đài đang phát. Tuy nhiên, với podcast bạn có thể chủ động nghe bất cứ cái gì mình muốn: những bài hát mới của ca sĩ mà bạn yêu thích, tập mới của chính chương trình đọc truyện, nghe chương trình học tiếng Anh mà bạn đăng ký theo dõi... rõ ràng là điều ấy thú vị hơn. Ở những nơi mà mà người ta sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn, ví dụ như đi tàu điện ngầm, đi bộ nhiều, thì nghe podcast là lựa chọn của rất nhiều người.Podcast ở Việt Nam vẫn còn manh nha, tuy nhiên cũng đã có rất nhiều chương trình bằng tiếng Việt để đăng ký nghe. Ví dụ bản thân tôi đã đăng ký một loạt các kênh podcast ca sĩ yêu thích, tôi đăng ký để nghe các bài thuyết trình của một chuyên gia marketing, một chuyên gia PR hướng dẫn về nghề nghiệp, chương trình dậy nấu ăn, chương trình đọc truyện cổ tích cho trẻ con.. Bất cứ ai cũng có thể tạo ra một chương trình podcast. Các nhà cung cấp dịch vụ podcast cung cấp công cụ thu âm và lưu giữ chương trình; miễn phí hoặc có thu phí, mức phí tùy vào dịch vụ cung cấp. Do “trăm hoa đua nở” như vậy, chất lượng của các chương trình podcast cũng “thượng vàng hạ cám”. Do vậy, bản thân tôi chọn nghe podcast của các đài phát thanh chính thống, hoặc các kênh hay mà bạn bè giới thiệu. Bạn đang đọc trong chuyên đề "Podcast: món ăn tinh thần mới Tiếp theo Tags: Podcast
Quốc hội Hàn Quốc yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật DUY LINH 03/12/2024 Rạng sáng 4-12 (giờ địa phương), Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật.
Chính thức: Nghỉ 9 ngày liền dịp Tết Nguyên đán 2025 HÀ QUÂN 03/12/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo chính thức về việc nghỉ Tết Nguyên đán 2025.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp BÌNH AN 03/12/2024 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tối 3-12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập âm mưu nổi loạn.
Lê Tuấn Khang chỉ đang diễn và khán giả trẻ quá dễ dãi? THƯỢNG KHẢI 03/12/2024 'Mình xin lỗi nhưng mình coi mà thấy nhạt quá. Có lẽ vì không phải là người miền Tây nên không hiểu được'; 'Cộng đồng mạng có làm quá không?'... là những bình luận độc giả gửi về Tuổi Trẻ Online.