TTCT - Trong lần ghé thăm làng Hahoe (làng Hà Hồi, thành phố Andong, tỉnh Gyeongsangbuk) được tận tai nghe kể về câu chuyện dân Hàn Quốc xưa lập “dưỡng hiền khố” nuôi sĩ tử và tận mắt nhìn thấy hộc “dưỡng hiền khố” trong dân, tôi hết sức cảm động. Làng Hahoe - Ảnh: N.N.T. Làng Hahoe có lịch sử gần 400 năm, hiện còn lưu giữ gần như nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo có từ thời Choson (1392-1897) trong lịch sử Hàn Quốc. Đây là ngôi làng quý tộc do dòng họ Yu vùng Pungsan lập ra trên mảnh đất bên núi bên sông rất hợp phong thủy vào thế kỷ 16. Hơn hết, làng Hahoe còn được gọi là làng Nho giáo bởi nơi đây đã đóng góp cho nền giáo dục khoa cử Hàn Quốc truyền thống rất nhiều nhân tài phò vua giúp nước. Năm 2010, làng Hahoe được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại Ngày trước, mỗi khi kỳ thi đại khoa (ở ta là thi đình hay khoa thi tiến sĩ, ở Hàn Quốc gọi là thi điện) diễn ra, các sĩ tử xa gần lũ lượt lai kinh. Trong điều kiện kinh tế eo hẹp, nhiều sĩ tử phải đi bộ lên kinh đô, trừ những người có tiền của thì đi ngựa. Thấu hiểu điều này, dân gian đã “không hẹn mà gặp” cùng lập ra “dưỡng hiền khố” để chi viện sĩ tử mùa thi. “Dưỡng hiền khố” thật ra đơn giản là một cái hộc đá đựng tiền, mỗi ngày các gia đình quý tộc trong làng đem tiền ra để, và theo lệ mỗi sĩ tử mỗi ngày lấy đủ 2 quan tiền để ăn uống và đi ngựa trong ngày. Hôm sau đến làng khác tiếp tục dùng tiền “dưỡng hiền khố” trong dân, cứ thế cho đến khi vào đến kinh đô. Vì chỉ để “dưỡng hiền” nên hộc tiền có chu vi nhỏ vừa vặn bàn tay sĩ tử, được đặt lên vị trí tương đối cao ở mặt ngoài tường rào để tránh nông dân với bàn tay thô to hay trẻ con nghịch ngợm lấy mất. Tục lệ dân gian này có từ thời Choson, đến nay đã trở thành biểu tượng nhân văn hết sức quý giá của dân gian Hàn Quốc. Khi được hỏi động lực chính của “dưỡng hiền khố”, câu trả lời đã làm tôi hết sức ngưỡng mộ: “Khi sĩ tử còn cơ hàn, dân góp tiền nuôi sĩ tử, khi đỗ đạt làm quan họ sẽ không quên dân!”. Hộc “dưỡng hiền khố” trong dân gian - Ảnh: N.N.T. Việt Nam ta đang trong quá trình phát triển, đất nước còn nghèo, song không phải vì thế mà làm ngơ với những cảnh đời éo le của một bộ phận học sinh, sinh viên. Mới đây thôi, theo báo cáo của Bộ Giáo dục - đào tạo, cả nước có gần 1.200 sinh viên vì không có tiền đóng học phí nên đành phải bỏ học (*). Thật đau lòng khi ngần ấy trí thức trẻ phải ngậm ngùi từ bỏ nghiệp học của mình. Cần lắm những “dưỡng hiền khố” trong dân để nuôi dưỡng những mầm xanh nhân tài ấy của đất nước. Công việc đầy ắp tính nhân văn này vẫn thường ngày xuất hiện đây đó ở nước ta, ở những tấm lòng cao cả của các mạnh thường quân rộng lòng cưu mang trí thức trẻ, của những gia đình bình dân đã đùm bọc thí sinh tỉnh lẻ mỗi mùa thi đến... mô hình ấy cần phải nhân rộng ra toàn xã hội, để những ai có điều kiện cùng chung tay góp sức với trí thức trẻ. Đó cũng là cách cả xã hội gửi gắm niềm tin và niềm hi vọng vào thế hệ mai sau. ___________ (*) http://vtv.vn/Article/Get/Gan-1200-sinh-vien-bo-hoc-vi-kinh-te-kho-khan--0b6e192ab4.html Tags: Hàn QuốcLàng HahoeDưỡng hiền khốHộc tiền nuôi nhân tài
Quốc hội chốt ngưỡng doanh thu không chịu thuế VAT là 200 triệu đồng/năm THÀNH CHUNG 26/11/2024 Luật mới được thông qua quy định hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ không phải chịu thuế VAT.
Ông Lê Đức Thọ, Đỗ Thắng Hải xin lỗi Đảng và nhân dân TUYẾT MAI 26/11/2024 Chiều 26-11, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan kết thúc tranh luận.
Clip cận cảnh Đàm Vĩnh Hưng gặp nạn ở Mỹ, chồng ca sĩ Bích Tuyền kiện ngược lại HOÀI PHƯƠNG 26/11/2024 Ca sĩ Bích Tuyền chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rằng chồng cô là ông Gerard Williams sẽ kiện ngược lại Đàm Vĩnh Hưng. Phía ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn chưa có phản hồi về vụ việc này.
Ông Medvedev: Nga sẽ đáp trả hạt nhân nếu phương Tây chuyển giao vũ khí này cho Ukraine NGHI VŨ 26/11/2024 Theo ông Medvedev, một khi phương Tây chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Matxcơva có thể xem đó là một cuộc tấn công vào Nga.