TTCT - Diễn đàn kinh tế miền Trung lần 2-2008 đã diễn ra trong ngày 24-4 tại khu du lịch biển Furama, TP Đà Nẵng với chủ đề: “Doanh nghiệp miền Trung: hợp tác - phát triển”. Diễn đàn này do báo Tuổi Trẻ và Công ty truyền thông Hòa Nhan tổ chức, với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch - đầu tư và Phòng Thương mại & Công nghiệp VN. Tuổi Trẻ Cuối Tuần trích đăng một số tham luận. Phóng to Bình yên trong lòng động. Ghe cập bến trong động Phong Nha, Quảng BìnhTTCT - Diễn đàn kinh tế miền Trung lần 2-2008 đã diễn ra trong ngày 24-4 tại khu du lịch biển Furama, TP Đà Nẵng với chủ đề: “Doanh nghiệp miền Trung: hợp tác - phát triển”. Diễn đàn này do báo Tuổi Trẻ và Công ty truyền thông Hòa Nhan tổ chức, với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch - đầu tư và Phòng Thương mại & Công nghiệp VN. Tuổi Trẻ Cuối Tuần trích đăng một số tham luận. Nối các tỉnh miền Trung bằng siêu xa lộ Trong khi Quảng Nam nỗ lực tăng chuyến cho sân bay Chu Lai thì Thừa Thiên - Huế cũng nỗ lực không kém trong việc đề nghị với Thủ tướng Chính phủ và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam nâng sân bay Phú Bài thành cảng hàng không quốc tế và đã được đồng ý. Tới năm 2010 Phú Bài sẽ đón được máy bay cỡ lớn B767, kinh phí dự đoán khoảng hàng trăm tỉ đồng. Trong khi đó, sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ cách Huế đúng 100km, cách Chu Lai 90km đã được trang bị đầy đủ phương tiện hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật lại chưa khai thác hết công suất, rất nhiều đường bay quốc tế từ Đà Nẵng bay đi các nơi mở ra rồi đóng lại vì ít khách. Đường bay Đà Nẵng - Macau vừa đóng thì nay Huế lại đang đôn đốc chuyện mở đường bay Huế - Hải Phòng - Macau. Như vậy chỉ trong vòng 200km, chúng ta đã có ba sân bay, trong đó có hai sân bay quốc tế. Nhìn sang những nước trong khu vực như Malaysia hoặc Thái Lan thì các sân bay của họ đều cách xa khu đô thị khoảng 100km, ta hiểu rằng việc đầu tư nâng cấp hai sân bay Chu Lai, Phú Bài thành sân bay quốc tế là một hạ sách. Nên dồn nguồn vốn nâng cấp sân bay Chu Lai và Phú Bài để xây xa lộ cao tốc từ Huế vào Đà Nẵng và Chu Lai chúng ta có được một đoạn đường bộ hiện đại góp phần vào con đường cao tốc xuyên suốt Bắc - Nam mơ ước bao đời. Để miền Trung thật sự thoát ra khỏi tình trạng cát cứ, chỉ có một cách là nối tất cả lại bằng một siêu xa lộ. Khi đó chẳng có lý do gì trong vòng 100km mà xây dựng hai sân bay hay hai bến cảng. Xúc tiến lại con đường di sản Tham gia diễn đàn, ngoài các doanh nghiệp ở miền Trung - Tây nguyên còn có các tổ chức doanh nhân trong và ngoài nước, các ngân hàng và quĩ tài chính, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, các nhà quản lý của 17 tỉnh, thành miền Trung - Tây nguyên, của Bộ Kế hoạch - đầu tư, Phòng Thương mại & công nghiệp VN và một số bộ ngành khác. Tại diễn đàn lần này, ban tổ chức đã trao 28 giải thưởng “Vì sự cống hiến cho miền Trung -2008” cho các tập thể và cá nhân được bầu chọn. Trong thời gian gần đây, chúng ta nhận thấy có rất nhiều cuộc hội thảo diễn ra nhằm bàn bạc giải pháp để liên kết giữa các địa phương. Trên diễn đàn và báo chí thì lãnh đạo của các địa phương này đều hô hào liên kết nhưng thực tế việc này chưa rõ nét! Mạnh địa phương nào địa phương ấy làm. Để cải thiện việc này cần phải có sự tham gia “bàn tay hữu hình” của Chính phủ và Bộ VH-TT & du lịch. Cần xúc tiến lại dự án Con đường di sản miền Trung mà ông Paul Stone đã từng đề xuất, đây là cơ hội tốt và kế hoạch quảng bá du lịch đồng bộ cho cả khu vực, đặc biệt dự án này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cộng đồng dân cư sống dọc con đường hưởng lợi từ du lịch, tạo cơ sở để phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Du lịch liên kết vùng và khu vực Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) có chiều dài 1.450km đi qua lãnh thổ bốn nước trong khu vực Đông Nam Á, bắt đầu từ thành phố cảng Mywlamyine (Myanmar) qua Thái Lan, Lào về Việt Nam. Sự ra đời của EWEC đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược liên kết các quốc gia hưởng lợi trực tiếp của tiểu vùng sông MeKong để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ. Đây là cơ hội phát triển của các quốc gia Đông Nam Á nói chung và các địa phương nước ta nói riêng. Khu vực miền Trung có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng đó là: du lịch các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội; du lịch vùng phi quân sự (DMZ); du lịch hành lang Đông - Tây... Vấn đề là liên kết các tỉnh trong khu vực miền Trung và các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây để phát triển du lịch là hết sức quan trọng và thiết thực nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng, thế mạnh của cả miền Trung. Nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá... lồng ghép các sản phẩm du lịch vào chương trình du lịch tổng thể vùng. Cũng cần xác định du lịch quốc tế qua đường 9 - cửa khẩu quốc tế Lao Bảo là một tuyến du lịch quan trọng của vùng, nhằm khai thác nguồn khách du lịch quốc tế bằng đường bộ từ Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực (một ngày ăn cơm ba nước). Tổ chức, phân công hợp tác, tạo sự liên kết giữa các địa phương giữ vững và phát huy thương hiệu sản phẩm liên vùng, kết nối các tour, tuyến doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các loại giá dịch vụ để tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Thương hiệu miền Trung đang ở đâu? Một vùng rộng lớn miền Trung, Tây nguyên với 19 tỉnh, thành cùng với chục vạn doanh nghiệp lớn nhỏ, nhưng thương hiệu tầm cỡ trong nước và thế giới quá ít ỏi. Trong trí nhớ mọi người chỉ loanh quanh vài ba cái tên Hội An, Huế, Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai, Furama... Thức dậy buổi sáng, từ kem - bót đánh răng, ly nhựa nước súc miệng, khăn lau mặt, ly trà nóng đầu ngày, sản phẩm tiêu dùng không hề là “made in miền Trung”. Từ cái bàn, cái ghế inox đều là sản phẩm từ nơi khác đến. Cái cặp, quyển vở, cây viết là những sản phẩm in vào tâm trí trẻ thơ cũng với thương hiệu Sài Gòn. Thậm chí trong nhiều quán ăn buổi sáng, hàng rau quả, trái cây người ta sử dụng chế biến và ăn tươi cũng đến từ nơi khác. Khoác áo sơmi, cái quần cũng là những sản phẩm may mặc ở TP.HCM. Buổi chiều làm ly bia giải khát, trên 50% thị phần miền Trung - Tây nguyên vẫn là bia ngoại. Sản phẩm hàng tiêu dùng đến hàng điện máy, vật liệu xây dựng, sản phẩm chế biến từ gỗ, sắt, thép, inox, bánh kẹo... được người miền Trung sử dụng, đa số được sản xuất tại miền Nam, miền Bắc. Ngay cả lĩnh vực thủy sản hoặc tơ, lụa mà các tỉnh duyên hải miền Trung có thế mạnh truyền thống cũng đã bị đánh bật khỏi kệ trưng bày. Nếu làm phép so sánh, những mặt hàng địa phương sản xuất không hề thua kém các vùng khác: từ giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, độ bền đến công nghệ, hậu mãi, phân phối..., thế nhưng chúng vẫn bị đánh bật khỏi trí nhớ của người tiêu dùng ở miền Trung. Nguyên nhân của chuyện này là do các doanh nghiệp miền Trung ngại cạnh tranh, ngại vươn ra “biển lớn”, ngại đối đầu với những sản phẩm cùng loại có trên thị trường và sợ thất bại. Và các doanh nghiệp này ngày một... chìm nghỉm do họ chưa chú trọng và quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Tâm lý nhỏ, lẻ, ăn chắc mặc bền vẫn còn ngự trị trong đầu của doanh nghiệp miền Trung. Vì thế họ xem việc xây dựng và phát triển thương hiệu là... việc của những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài. Chính nếp nghĩ đó đã tạo ra sức ỳ của các doanh nghiệp miền Trung trong việc xây dựng thương hiệu.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Chậm hoàn thuế VAT vẫn 'nóng' tại phiên đối thoại thuế ở TP.HCM ÁNH HỒNG 13/12/2024 Câu chuyện chậm hoàn thuế VAT tiếp tục là tâm điểm tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục thuế và hải quan do Bộ Tài chính và VCCI tổ chức ngày 13-12.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai THÀNH CHUNG 13/12/2024 Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai.
Giá vàng lại rơi tự do ÁNH HỒNG 13/12/2024 Giá vàng thế giới lúc 21h30 hôm nay, 13-12, bốc hơi thêm 23 USD/ounce, về mức 2.657 USD/ounce.
Hàn Quốc bắt 3 chỉ huy quân đội và cảnh sát liên quan thiết quân luật DUY LINH 13/12/2024 Bị bắt cùng ngày với Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho còn có Giám đốc Cảnh sát Seoul Kim Bong Sik và Tư lệnh Bộ phòng thủ thủ đô Lee Jin Woo.