TTCT - Thể thao thành tích cao, như ở các kỳ Olympic, đòi hỏi đầu tư hết sức mạnh tay. Những nghiên cứu khác nhau ở Úc, Anh và Tây Ban Nha cho thấy để có được một HCV Olympic phải đầu tư cả chục triệu USD! Nếu bạn là một VĐV ở Úc, tất cả chi phí tài chính, y tế, huấn luyện và thuê chuyên gia để trở thành một nhà vô địch Olympic ở mức trung bình 40 triệu USD. Khoản tiền đó đến từ ngân sách nhà nước. Nghiên cứu công bố năm 2008 sau Olympic Bắc Kinh của tiến sĩ James Connor, chuyên gia thể thao thành tích cao, nêu ra nhiều con số thú vị.“Bạn không thể mua những chiếu HCV, nhưng bạn chắc chắn phải trả nhiều tiền cho chúng” - Steve Williams, nhà vô địch người Anh môn chèo thuyền ở Olympic.Theo Connor, thể thao thành tích cao chưa bao giờ và sẽ không bao giờ công bằng. Thể thao Olympic giờ đây không còn chỗ cho các VĐV nghiệp dư, tập luyện trong thời gian rỗi với các HLV không chuyên như ở thời nó chưa trở thành sự kiện toàn cầu. Olympic giờ là một ngành công nghiệp mà các VĐV chỉ là sản phẩm cuối cùng của một dây chuyền thể thao chuyên nghiệp - y tế - chuyên gia - nhà tài trợ hết sức phức tạp và tốn kém. Ảnh: Money.com “Nếu bạn có tài nhưng đến từ một nước nghèo, hi vọng duy nhất của bạn là được một nước giàu chú ý và chuyển sang thi đấu ở đó” - Connor viết.Điều đó giải thích tại sao Mỹ luôn là nước dẫn đầu. Lấy ví dụ môn nhảy sào. Một cây gậy nhảy sào đủ tiêu chuẩn có giá ít nhất 500 USD (một VĐV thường phải có vài chục cây bởi vì sào có thể gãy trong tập luyện và thi đấu), chưa kể túi cát, đệm, thanh xà và đường chạy. Tương tự, đầu tư ban đầu và để duy trì một bể bơi 50m đủ chuẩn Olympic ở ngoài tầm rất nhiều quốc gia. Tại Úc, các tay bơi có một bể bơi được xây dựng đặc biệt với các thiết bị thử nghiệm hóa - sinh trị giá 17 triệu USD.Một nghiên cứu khác ở Anh cho thấy nếu nước chủ nhà Olympic giành được 16 HCV đúng như dự kiến, chi phí cho một huy chương là 19 triệu bảng (29,6 triệu USD). Một nghiên cứu cũ hơn của Đại học Carlos III tại Madrid cho thấy một HCV sẽ khiến một quốc gia phải đầu tư tới 40 triệu euro (62 triệu USD). Tất nhiên con số thay đổi tùy theo quốc gia. Để có được một HCV Bắc Kinh 2008, New Zealand cần đầu tư 10 triệu USD, trong khi Cuba thấp hơn rất nhiều.Cũng theo nghiên cứu so sánh nói trên, Trung Quốc đứng đầu trong danh sách các nước chi nhiều tiền nhất mới có HCV. Tại Athens 2004, đoàn Trung Quốc giành được 32 HCV, 17 HCB và 14 HCĐ, chỉ xếp thứ hai sau Mỹ, đoàn có 35 HCV. Lần này ở London, cuộc cạnh tranh dự kiến sẽ vẫn là giữa họ. Con số các huy chương đương nhiên khiến người dân Trung Quốc rất háo hức, nhưng đằng sau nó vẫn có những con số gây bất ngờ.Sau Sydney 2000, ngân sách cho Tổng cục Thể thao Trung Quốc tăng từ 3 tỉ nhân dân tệ (439 triệu USD) lên 5 tỉ (732 triệu USD) mỗi năm. Trong bốn năm chuẩn bị cho Athens, Trung Quốc đã chi tới 20 tỉ nhân dân tệ (3 tỉ USD) để mang về 32 HCV, khiến những chiếc huy chương của họ được coi là “đắt giá nhất thế giới”. Ngôi sao chạy 110m vượt rào Lưu Tường đã được đầu tư 67,5 triệu USD để có được HCV Athens 2004, theo báo cáo Report on China's Olympic Gold Medal của Viện Nghiên cứu thương hiệu Trung Quốc. Tags: Huy chương vàngOlympic London 2012
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Vươn mình trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế đầy thách thức TÔ LÂM - TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG 03/04/2025 Đảng đã xác định hội nhập quốc tế là chiến lược quan trọng. Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách. Nghị quyết 59 là động lực đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới.
Tổng thống Trump đánh thuế 46%: Cộng đồng doanh nghiệp lo hàng Việt hết cửa vào Mỹ NGỌC AN 03/04/2025 Nhiều hiệp hội và doanh nghiệp bày tỏ lo ngại trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh áp thuế đối ứng với Việt Nam lên tới 46% - thuộc nhóm cao nhất trong số các nước bị áp thuế.
Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ HỒNG PHÚC 03/04/2025 Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Xuyên Mộc, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên nhập vào Đồng Nai sẽ thêm trục giao thông từ Tây Nguyên về biển TIẾN LONG 03/04/2025 PGS Võ Trí Hảo cho rằng nếu cắt hai huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên (Bình Dương) sáp nhập về Đồng Nai sẽ giúp tạo thêm trục giao thông để hàng hóa vận chuyển từ Tây Nguyên về cảng biển thuận lợi.