TTCT - Dưới tựa đề này, tờ Cái Nhìn (Nga) đã đưa tin về thành tựu khoa học mới nhất của nước Nga: khoan xuyên băng 3.768m để chạm được tới hồ nước ngầm “Phương Đông” lớn nhất ở Nam Cực. Phóng to Ảnh: wired.com Theo Hãng tin Nga Ria Novosti, hồ “Phương Đông” ở Nam Cực được một lớp băng dày 4km che phủ, là một hệ sinh thái độc đáo, tách biệt khỏi khí quyển Trái đất và hệ sinh học trên bề mặt Trái đất suốt nhiều triệu năm qua. Việc nghiên cứu hồ này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các kịch bản biến đổi tự nhiên của khí hậu qua các thiên niên kỷ. Mất 23 năm Nằm cách cực nam 1.300km về phía đông, “Phương Đông” là hồ nước lớn nhất trong số 140 hồ dưới băng ở Nam Cực (theo trang web miroland.com). “Nếu chúng ta tiếp cận được hồ nước này thì sẽ giống như lên được Mặt trăng hay đưa tàu lên Sao Hỏa vậy. Đây chính là ý nghĩa của thành tựu này. Hồ “Phương Đông” là phát hiện cuối cùng của thế kỷ 20, khám phá địa lý mới nhất có ý nghĩa toàn cầu”. Việc khoan sâu trong vùng trạm “Phương Đông” được khởi sự từ năm 1989 nhằm phục vụ các nghiên cứu khí hậu cổ sinh. Khi đó người ta còn chưa biết về sự tồn tại của hồ nước này. Chỉ đến năm 1996, các nhà khoa học Nga và Anh mới phát hiện hồ nước ngọt ngầm trong lòng băng Nam Cực. Những cuộc thăm dò sau đó giúp xác định kích thước của hồ: dài hơn 200km, rộng tối đa 50km, độ sâu 1.200m. Tuy nhiên đến năm 1998, việc khoan thăm dò bị đình hoãn khi còn cách mặt hồ khoảng 130m băng. Lý do là cộng đồng thế giới yêu cầu các nhà thăm dò không được thâm nhập tầng nước của hồ đến khi phát minh một thiết bị giúp giảm tối thiểu khả năng ô nhiễm hồ. Năm 2000, các chuyên gia Viện hàn lâm Khoa học Nga và Đại học Mỏ Saint Petersburg đã phát minh công nghệ giúp tránh việc gây ô nhiễm hồ khi khoan. Đó là đổ vào lỗ khoan hỗn hợp dầu và chất làm lạnh (freon) nhưng không đổ đầy, phải chừa cách miệng giếng khoan 50m. Nhờ đó khi mũi khoan tiếp xúc được mặt nước hồ, do không đủ áp suất, nước sẽ bắn lên cao 30-40m đẩy hỗn hợp trên ra ngoài khiến chúng không thể làm ô nhiễm nguồn nước hồ. Tuy nhiên, do yêu cầu của các nhà khoa học thế giới muốn có các thử nghiệm trước để bảo đảm an toàn sinh thái tuyệt đối cho hồ “Phương Đông” nên dự án có lúc lâm vào ngõ cụt, vì nếu phải khoan thử nghiệm một giếng khác sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí khổng lồ. Đến năm 2004, một may mắn tình cờ xuất hiện khi các nhà nghiên cứu sông băng Đan Mạch khoan một giếng trong lòng băng bắc Greenland, sử dụng công nghệ tương tự công nghệ người Nga nêu trên. Ở độ sâu gần 2km, thiết bị khoan bị lạc vào lòng băng, và khi đó giếng khoan chưa được đổ đầy hỗn hợp mồi khoan nên đã tạo ra tình trạng thiếu áp suất, làm phun lên một cột nước. Một năm sau, khi các chuyên gia Đan Mạch khoan vào lõi băng được tạo ra do nước bắn lên từ lỗ khoan không hoàn thành trên đã phát hiện chỉ 10cm lớp trên cùng của lõi băng bị ô nhiễm dầu và freon, phần còn lại hoàn toàn tinh khiết. Thử nghiệm độc lập tình cờ trên giúp cộng đồng khoa học thế giới bật đèn xanh cho các chuyên gia Nga tiếp tục khoan xuyên băng năm 2006, sau sáu năm bị gián đoạn. Ngày 5-2-2012, các nhà khoa học Nga thông báo đã chạm tới mép nước của hồ “Phương Đông” sau khi khoan xuyên băng 3.768m. Có không sự sống trong “Phương Đông”? Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, các chuyên gia trong đoàn thám hiểm số 57 của Nga đã trở về Matxcơva. Người Nga dự kiến trở lại hồ vào tháng 12-2012, phá vỡ lớp băng mới đóng từ nước hồ phun lên để thu lấy phần nước mới đó, phân tích thành phần nước hồ và những vi sinh vật trong nước. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn dự báo khả năng tồn tại các vi khuẩn ưa nhiệt trong lòng hồ, nhưng chỉ có thể trong tầng sâu gần đáy. Tuy nhiên, đó sẽ là những vi khuẩn hoàn toàn mới lạ với nhân loại, do mức tập trung oxygen trong lòng hồ cao đến nỗi những vi khuẩn được biết hiện nay khó lòng sống được, chưa kể chúng phải chịu đựng được áp suất rất cao ở điều kiện nhiệt độ 2-30C trong vĩnh viễn tối tăm. Năm ngày sau khi các nhà khoa học Nga tuyên bố đã khoan băng tới mép nước hồ “Phương Đông”, ngày 10-2 Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Nga Yuri Trunhev đã trao cho Thủ tướng V. Putin một ống nghiệm chứa nước tan từ băng gần bề mặt của hồ “Phương Đông”. Ông Trunhev cũng tường thuật cho thủ tướng Nga công việc khó nhọc của các nhà khoa học: một đội ngũ 33 người, làm việc trong điều kiện -800C để khoan tới độ sâu gần 4km. Ông V. Putin đã đề nghị tưởng thưởng xứng đáng cho các nhà khoa học. Tags: NgaKhoa họcKhám pháĐịa lýThành tựuHồ nước ngầmThế kỷ 20
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) 02/07/2025 1943 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Ông Trump 'giảm đáng kể thuế quan' với Việt Nam, chuyên gia nói về điểm mấu chốt BÌNH KHÁNH 03/07/2025 Chuyên gia cho rằng vấn đề mấu chốt lúc này là mức thuế cụ thể sẽ được áp dụng ra sao sau tuyên bố 'giảm đáng kể' từ ông Trump.
Bỏ phạt tử hình với 8 tội danh: Người phạm tội bị tuyên tử hình trước 1-7 xử lý thế nào? THÀNH CHUNG 03/07/2025 Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự quy định từ 1-7 bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh.
Sun Group đề xuất đầu tư khu thể thao quốc gia Rạch Chiếc, khu đô thị Trường Thọ ĐỨC PHÚ 03/07/2025 Sun Group đề xuất nghiên cứu đầu tư một số dự án hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trọng điểm tại TP.HCM theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Lệ phí đăng ký ô tô ở tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu cũ tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng MINH HÒA 03/07/2025 Sau khi sáp nhập với TP.HCM, lệ phí đăng ký ô tô con lần đầu của người dân ở tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng.