TTCT - Một hôm, cách đây hơn chục năm, khi vừa bước chân vào một cửa hàng CD ở Helsinki (Phần Lan), nghệ sĩ ghita người Anh Jason Carter bị ông chủ cửa hàng gọi giật lại: “Này Jason, có đĩa mới này hay lắm, nghe thử coi!”. Anh nghe và “thấy dựng cả tóc gáy”. Hương Thanh và Jason Carter tại một festival ở Madrid (Tây Ban Nha). Ảnh nhân vật cung cấpDragonfly - sản phẩm pha trộn giữa nhạc truyền thống Việt Nam và jazz của Hương Thanh - Nguyên Lê, đã chinh phục hoàn toàn chàng nghệ sĩ lãng tử đã từng lưu diễn khắp 90 quốc gia.Đó là lần đầu tiên Jason Carter biết đến nhạc Việt Nam. Chủ nhân của 16 đĩa nhạc bảo trong đời mới gặp có bốn loại nhạc làm cho anh thay đổi cách nhìn nhận về âm nhạc, đó là flamenco, nhạc Arab, kinh kịch Bắc Kinh và CD của Hương Thanh.Tiếng hát không biên giớiAnh nghe đi nghe lại hàng tuần liền, say đắm giọng ca “có một không hai” trên nền nhạc jazz của nghệ sĩ gốc Việt Nguyên Lê, một trong những tay ghita jazz hàng đầu thế giới.Sau đó ít lâu, cơ duyên đưa anh tới biểu diễn tại một quán cà phê world music ở Paris. Khi đọc chương trình biểu diễn, Jason không tin nổi vào mắt mình. Anh diễn ngày thứ tư, Hương Thanh diễn thứ hai. Jason lập tức viết thư cho ban tổ chức, nhờ mời cô đến dự buổi biểu diễn của mình.Ngay lần đầu gặp nhau đó, Jason đề nghị hợp tác và Hương Thanh, khi đó đang đi diễn với Nguyên Lê và các nhóm khác, trả lời: “Nhưng anh ở xa quá!”. Hai người giữ liên lạc qua Internet. Năm năm sau, Jason Carter chuyển đến sống ở Nimes, miền nam nước Pháp. Tháng nào ít nhất một lần anh cũng lên Paris để bàn chuyện âm nhạc với “nàng thơ” của mình.Anh mang đến cho cô không gian world music của anh, còn cô mang đến cho anh âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Với Jason Carter, Hương Thanh bắt đầu sáng tác nhiều hơn. Nếu trong cả năm CD hợp tác với Nguyên Lê trước đây, cô chỉ giữ vai trò ca sĩ và thỉnh thoảng mới viết một vài câu hát, thì ngày nay danh mục biểu diễn với Jason Carter đã thêm cả một số “bài hát Việt Nam của Hương Thanh”.Hương Thanh là một nghệ sĩ bận rộn, “phân thân” trong nhiều dự án. “Chương trình biểu diễn nào cũng vậy, chỉ hai năm là đã đi hết các festival rồi, người ta sẽ không mời mình nữa nếu mình không có chương trình mới” - cô giải thích.Sau giải thưởng world music danh giá của Đài phát thanh Pháp France Musique năm 2007, cô hợp tác với hàng chục nghệ sĩ và nhóm nhạc với nguồn gốc và phong cách khác nhau. Trong đó nhóm Camkytiwa (phiên âm của Cầm, Kỳ, Thi, Họa) do cô thành lập với các nữ nghệ sĩ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và nghệ sĩ saxophone người Pháp gốc Tây Ban Nha Pierre Diaz đã đến biểu diễn tại Việt Nam.“Khi có ý định đến Việt Nam năm 2011 làm chương trình với một số nghệ sĩ đàn dân tộc Việt Nam, tôi có ý tưởng sẽ sử dụng những làn điệu hát ru trong đó và tôi không thể nghĩ đến ai khác ngoài Hương Thanh” - Pierre tâm sự.Để có được danh tiếng ấy, Hương Thanh đã phải “tranh đấu” rất nhiều. “Phải mất 15-20 năm mới có thể cho người Âu - Mỹ làm quen với âm nhạc cổ truyền Việt Nam, vì nhạc của mình nghe xa xôi nên khó nhớ” - cô giải thích.Từ khi làm việc với nghệ sĩ Nguyên Lê, Hương Thanh đã học được một điều: âm nhạc cũng giống như phomai. “Khi mới sang Pháp lúc 17 tuổi, mình ăn phomai không nổi. Nhưng dần dần, cứ từng ít một, mình thấy một số loại phomai ăn cũng ngon. Nhạc dân tộc cũng vậy, lần đầu thấy khó nghe, nhưng nhờ có những âm thanh quen thuộc của saxophone, của piano, dần dần khán giả Âu - Mỹ cũng thấy quen”.Khi world music chắp cánh cho tiếng hát Việt Nam Sinh năm 1959 ở Sài Gòn, Hương Thanh theo cha là nghệ sĩ cải lương Hữu Phước sang định cư tại Pháp từ năm 18 tuổi. Cô là ca sĩ Việt Nam được khán giả quốc tế biết đến với nhiều giải thưởng từ các tạp chí âm nhạc uy tín, là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay được giải thưởng về world music của Đài phát thanh Pháp France Musique năm 2007. Năm 2008, Hương Thanh trở về Việt Nam cùng một êkip của Đài phát thanh Pháp để thực hiện CD Musique du cai luong (Nhạc cải lương) với sự tham gia của chị gái Hương Lan và nhiều nghệ sĩ trong nước như Viễn Châu, Thái An, Hoàng Cơ Thụy... Từ ngày 1 đến 10-7 vừa qua, vợ chồng Hương Thanh mời nghệ sĩ ghita Jason Carter và giám đốc nghệ thuật phòng hòa nhạc Bảo tàng Guimet Hubert Laot về Việt Nam để “biết rõ hơn nguồn gốc của nhạc cổ Việt Nam” và có hai buổi hội thảo/hòa nhạc ngày 4-7 tại ĐH Hoa Sen (TP.HCM) và ngày 7-7 tại Viện Pháp (Hà Nội).Bây giờ, Hương Thanh đã có khán giả riêng của mình. Khán giả ở Bảo tàng Guimet, bảo tàng nghệ thuật châu Á ở Paris, là những người như vậy. Cô đã ba năm liên tục biểu diễn ở phòng hòa nhạc của bảo tàng.Giám đốc nghệ thuật phòng hòa nhạc Hubert Laot cho biết:”Đây là một điều hiếm có vì thường chúng tôi tránh không mời lại các nghệ sĩ từng biểu diễn ở bảo tàng, lại càng không mời các nghệ sĩ sống ở Pháp.Hương Thanh là ngoại lệ vì cô ấy lần nào cũng mang đến một chương trình mới. Đầu tiên là cải lương, rồi các nghệ sĩ Bắc - Nam, gần đây nhất là cùng các nghệ sĩ đến từ nhiều nơi: một vũ công Iran, một vũ công Thụy Sĩ, một nhạc công Nhật Bản... Mỗi lần là một trải nghiệm mới. Lần sau sẽ là nhạc cung đình Huế”. Nhờ Hương Thanh, nhiều nghệ sĩ nhạc cổ truyền Việt Nam đã được đến Guimet, bảo tàng lớn nhất về châu Á ở phương Tây, để được biểu diễn cho những khán giả chọn lọc trong một khán phòng “nơi hình như không có cả tiếng thở”.“Khi Hương Thanh ở trong ban nhạc jazz thì mình bị chìm trong đó vì có nhiều nhạc công mà ai cũng đóng vai trò quan trọng cả, giọng ca của mình cũng chỉ là một nhạc cụ, tiếng hát Việt Nam lâu lâu mới được cất lên mặc dù nó rất đẹp” - cô giải thích cho quyết định thay đổi hướng đi của mình.Bây giờ, cô ưu tiên hợp tác với một nghệ sĩ hay với một nhóm nhỏ. “Khi diễn với Jason Carter, khán giả thấy nhạc của người Anh rõ ràng, nhạc của Việt Nam rõ ràng. Lúc anh solo thì tôi trả lời anh.Khi diễn với trio cũng vậy, trong Camkytiwa, tiếng đờn của chị rất đẹp, mang màu sắc của xứ đó, nhưng Hương Thanh vẫn làm nổi bật được màu sắc của Việt Nam. Thanh muốn đi theo hướng đó vì càng ngày mình càng già, không thể mãi bị chìm trong bóng tối, lâu quá để người ta biết tới Việt Nam”.Điều quan trọng nhất bây giờ là “mình phải tìm những người giỏi họ mới tôn được cái đẹp của nhạc Việt Nam”. Cách đây 4-5 năm, Jason Carter đàn cho Hương Thanh nghe bài Almost home, một sáng tác của anh trên đàn harp-guitar (ghita-thụ cầm, một nhạc cụ độc đáo của âm nhạc baroque). Cô “ngạc nhiên nhận ra bài này có chút âm hưởng gì đó của Huế”.Tìm trong số các bài về Huế, cô thấy bài Đêm tàn bến Ngự của Dương Thiệu Tước là hợp hơn cả, cả về âm nhạc cũng như nội dung. Và thế là ra đời tiết mục chung của hai người. Tiếng đàn réo rắt lưu luyến của Jason Carter và giọng ca nhớ nhung khắc khoải của Hương Thanh làm cho bất cứ ai lắng nghe cũng phải bâng khuâng nỗi nhớ nhà.Đó là sức mạnh của world music, sáng tác của ngày nay dựa trên những cảm hứng của ngày xưa, của truyền thống, của dân tộc.Cùng nghệ sĩ người Mali chơi đàn kora Ballaké Sissoko (giải thưởng World Music Charts Europe 2008), Hương Thanh cũng đang chuẩn bị ra đời một đĩa mới: “Đàn đó rất lạ, đi vào nhạc Việt Nam mình rất dễ dàng, hai mấy dây đờn nghe như cả một ban nhạc. Ảnh có thể đờn được dân ca hay đệm cho mình nhạc tiền chiến, tất cả loại nhạc mà Hương Thanh yêu thích”.Tự hào là con của ba, em của chịHương Thanh là con nhà nòi. Ba của cô là Hữu Phước - một tượng đài của nghệ thuật cải lương, chị là ca sĩ Hương Lan - thần tượng của bao khán giả cả trong và ngoài nước. “Từ 8 tuổi, ngày nào Hương Thanh cũng có hai giờ học hát với thầy Duy Khánh (*), rồi học cải lương, học kịch, tân nhạc, cổ nhạc đủ cả”.Đối với Hương Thanh, Hương Lan vừa là chị, vừa là thầy, vừa là mẹ. “Hồi nhỏ chị Hương Lan mới 6 tuổi đã đi hát rồi. Hương Thanh lúc đó mới có 2 tuổi đã mơ được lên sân khấu như chị. Lớn lên trong một gia đình như vậy, sợ lắm. Đi hát cũng sợ mình hát không bằng chị.Càng lớn Hương Thanh càng hiểu rằng không phải sự tự ái mà chính là sự lo sợ có thể làm mình không thành công trong cuộc đời. Đó là cái khó khăn cho một gia đình có hai người con cùng làm nghệ thuật. Mình có muốn người ta thấy mình hay chị Lan có muốn dìu dắt, giúp đỡ Thanh đi nữa, khán giả vẫn nhìn thấy mình là cái bóng của chị mình, người ta sẽ so sánh rằng Hương Thanh không bao giờ bằng Hương Lan. Cái may mắn của Thanh là trong nghề này Thanh đã chọn được con đường khác”.Đến tận bây giờ, hai chị em sống xa nhau, nhiều khi 2-3 năm không gặp nhưng mỗi lần gặp nhau, Hương Thanh đều học hỏi được ở chị. “Thanh nhớ có một kỷ niệm rất đẹp là đi trên xe lửa về miền nam nước Pháp như Thanh vẫn đi theo chị mỗi lần chị qua Pháp hát, Thanh mới hỏi: “Chị Hai ơi, sao cái bài này em hát dài mà mệt quá, dù là em biết cách thở”, chị Lan mới bảo em phải làm như vầy... cái đó là chị dạy, nhiều khi chỉ có một phút thôi mà Thanh thành công hơn nữa”.Hương Thanh bảo: “Ở đâu cũng là quê hương, nhưng đi quê hương này lại nhớ quê hương kia. Hương Thanh hễ về Việt Nam là nhớ bên Pháp, mà về Pháp lại nhớ Việt Nam. Thành ra tâm hồn hỗn loạn lắm, không bao giờ được bình yên. Mình muốn bình yên là chỉ qua lời hát”.Và khúc hát quê hương của Hương Thanh lại tiếp tục bay xa, cộng hưởng nhờ những tâm hồn đồng điệu như Jason Carter. “Tôi rất vui khi tiếng đàn của mình nâng đỡ cho tiếng hát của Hương Thanh. Bình thường tôi chơi solo, nhưng với cô ấy, tôi là nhạc công đệm”. Cũng như Hương Thanh, Jason Carter tin rằng âm nhạc có thể bắc cầu kết nối những tâm hồn. Để mọi người đều thấy “nơi đây cũng là quê hương, nơi đây cũng là yêu thương” (**). (*): Duy Khánh (Error! Hyperlink reference not valid.-Error! Hyperlink reference not valid.) nổi danh từ Error! Hyperlink reference not valid. với dòng nhạc mang âm hưởng Error! Hyperlink reference not valid., về quê hương, được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của Error! Hyperlink reference not valid. thời kỳ đầu (Wikipedia).(**): Lời một bài hát của Hương Thanh và Jason Carter. Tags: Hương ThanhNhạc sĩ Nguyên LêWorld music
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.