TTCT - Xung quanh ý kiến cho rằng sau khi các nhà tài trợ ngừng hỗ trợ điều trị và dự phòng HIV/AIDS tại VN, hoạt động này sẽ bị “vỡ trận”, ông Nguyễn Hoàng Long, cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Ông Nguyễn Hoàng Long-L.Anh - Nói là “vỡ trận” thì to tát quá, nhưng khó khăn là có. Hiện mỗi năm có khoảng 10.000 bệnh nhân HIV/AIDS mới được phát hiện, nếu không can thiệp kịp thời thì khả năng bùng phát là rất lớn. Các bệnh khác đều có văcxin nhưng với HIV/AIDS, truyền thông dự phòng bệnh chính là văcxin. Nhưng kinh phí cho truyền thông rất ít ỏi, còn việc dự phòng và can thiệp giảm hại thì bao cao su, bơm kim tiêm, methadone là cần thiết. Tuy nhiên hiện nguồn methadone (sử dụng thay thế ma túy), có 50.000 người dùng, là ổn định, bơm kim tiêm và bao cao su lại không có nguồn hỗ trợ. Nếu triển khai đầy đủ sẽ giảm 50% người nhiễm mới. Trước nay 90% thuốc ARV (điều trị nhiễm trùng cơ hội) cho bệnh nhân HIV/AIDS từ nguồn viện trợ nước ngoài, đặc biệt là từ Quỹ Toàn cầu và chương trình PEPFAR của tổng thống Mỹ, chi phí xét nghiệm hầu hết được miễn phí. Nhưng nay các nguồn viện trợ này đang bị cắt giảm rất nhanh: năm 2017 bắt đầu cắt giảm 40% (chương trình đang hỗ trợ thuốc điều trị cho 50.000 bệnh nhân), sang năm 2018 sẽ cắt toàn bộ. Với Quỹ Toàn cầu thì hiện họ mới cam kết đến hết tháng 12-2017. Chúng tôi đang xây dựng các đề án để huy động tiếp cho chương trình. Đã có những hoạt động xã hội hóa được triển khai, nhưng chỉ có xã hội hóa dịch vụ uống methadone thay thế ma túy là phù hợp hơn cả, sau đó là dịch vụ tiếp thị xã hội với bao cao su và bơm kim tiêm. Riêng các hoạt động truyền thông, xét nghiệm và điều trị thì khó hơn. Năm 2015, khi những thông tin ngừng tài trợ và khó khăn mới manh nha, tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS có bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 30-40%, nay chỉ trên 50%, có quá chậm không, thưa ông? - Chúng tôi tìm hiểu vì sao tỉ lệ này thấp thì được biết nhiều người ngại khi sử dụng BHYT thì thông tin cá nhân của họ bị người khác biết, họ sợ việc mình nhiễm HIV/AIDS sẽ được ghi trên thẻ BHYT. Thật sự thì thẻ BHYT không ghi thông tin bệnh tật của ai, hồ sơ bệnh án cũng là thông tin giữa bệnh viện/bác sĩ và bệnh nhân chứ không gửi về địa phương, cơ quan làm việc. Để người nhiễm HIV/AIDS hiểu hơn về những khó khăn sắp tới, mỗi bệnh nhân sẽ được cấp tờ rơi hướng dẫn cách mua BHYT, giá cả, địa chỉ mua… Vấn đề là tăng tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS tham gia BHYT. Hiện tỉ lệ này khác biệt giữa các địa phương nhưng toàn quốc có trên 50% người nhiễm HIV/AIDS có BHYT. Trước nay điều trị HIV/AIDS được miễn phí nên người ta chưa quan tâm BHYT. Quyết định của Thủ tướng mới đây đặt mục tiêu đến năm 2020 có 100% người nhiễm có thẻ. Gần 400 phòng khám điều trị ARV trước nay nguồn viện trợ chi trả hết các chi phí như lương cán bộ, tiền thuốc; nay dự án kết thúc, các phòng khám sẽ khó khăn, phải lồng ghép vào cơ sở khám chữa bệnh để các cơ sở này đủ điều kiện ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT, nhưng năm 2018 đã hết tài trợ rồi, thời gian sau năm 2018 sẽ là khoảng trống. Lấy thuốc ở đâu cho khoảng trống này, thưa ông? - Hiện VN có gần 230.000 người nhiễm HIV/AIDS, 116.000 trong số đó đang điều trị thuốc ARV. Khi các nhà tài trợ cắt giảm thuốc, vật tư dự phòng cần nguồn tài chính rất lớn để duy trì điều trị cho bệnh nhân. Trước đây VN điều trị ARV là để giảm tử vong (CD4 dưới 350 mới bắt đầu điều trị), nhưng nay xu hướng là phát hiện nhiễm HIV/AIDS thì điều trị ARV ngay để dự phòng lây nhiễm và duy trì sức khỏe. Chính phủ đã cam kết mục tiêu 90-90-90, tức là phát hiện 90% người nhiễm, điều trị cho 90% người nhiễm bệnh và đảm bảo về chất lượng điều trị. Mục tiêu số 1 VN gần đạt rồi, đã phát hiện được khoảng 80% người nhiễm bệnh, mục tiêu số 3 thì VN cũng là quốc gia có chất lượng điều trị cho bệnh nhân vượt yêu cầu của các tổ chức quốc tế, nhưng số lượng người được điều trị ARV vẫn còn thấp. Theo kế hoạch, quý 1-2017 bắt đầu đấu thầu thuốc BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS và quý 3 bắt đầu cấp phát thuốc này cho bệnh nhân có BHYT.■ Đề nghị người nhiễm HIV/AIDS không phải đồng chi trả Theo ông Nguyễn Hoàng Long, hiện quy định của Chính phủ đã xếp người nhiễm HIV/AIDS vào nhóm được nhận BHYT miễn phí, như người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. “Tuy nhiên tôi chưa biết trước mắt ngân sách các địa phương có thu xếp được để mua sớm cho họ hay không, đến giữa năm nay các địa phương mới báo tình hình thực hiện quy định mới này lên Bộ Y tế. Giải pháp là các địa phương có thể sử dụng một phần kết dư BHYT, thành lập quỹ hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS hoặc sử dụng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để mua BHYT cho họ. Chúng tôi cũng đang xin ý kiến đưa người nhiễm HIV/AIDS vào nhóm không phải đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh, hiện ở mức 5-20% chi phí tùy nhóm đối tượng. Riêng việc bắt buộc mua BHYT theo hộ gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS hay không thì hiện cơ quan chức năng đang xem xét” - ông Long nói. Quan điểm của Bộ Y tế là người nhiễm HIV/AIDS phải có BHYT, nếu không sẽ rất khó khăn. Tags: HIVAIDSNhiễm HIVNgười nhiễm HIV
Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan công an tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc HÀ THANH 12/08/2022 1165 từ TTO - Năm 2022, có 4 sĩ quan công an Việt Nam được Liên Hiệp Quốc lựa chọn tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và Phái bộ Nam Sudan.
Tin COVID-19 chiều 12-8: Thêm 2.192 ca mới, 1 bệnh nhân ở Quảng Ninh tử vong MINH ANH 12/08/2022 444 từ TTO - Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 2.192 ca COVID-19 mới (giảm 4.583 ca so với hôm qua), tuy nhiên số bệnh nhân nặng lại tăng lên 116 ca và có 1 bệnh nhân tử vong.
Xe dù, bến cóc bủa vây đường về bến xe Miền Đông mới LÊ AN - CHÂU TUẤN 12/08/2022 789 từ TTO - Tình trạng xe dù, bến cóc diễn ra phức tạp tại các tuyến đường, cây xăng hướng về bến xe Miền Đông mới được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ế khách ở bến này.
VNPT đầu tư vào 24 công ty con, 27 công ty liên kết, nhiều khoản đầu tư ra nước ngoài thua lỗ BẢO NGỌC 12/08/2022 916 từ TTO - Doanh thu công ty mẹ VNPT năm 2021 đạt 90,22% kế hoạch năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lợi nhuận sau thuế cùng kỳ theo đó giảm khoảng 320 tỉ đồng.
Pháp luật đâu, ai cho TikToker quyền review chê bai mạt sát người khác? M.N (tổng hợp) 12/08/2022 958 từ TTO - Liên quan đến việc các TikToker quay clip rần rần review dìm hàng những ai trái ý của họ, nhiều bạn đọc cho rằng đây thực sự đang là một vấn nạn và đáng sợ hơn đằng sau nó là "tâm lý đám đông". Làm sao để trị dứt điểm tình trạng này?