TTCT - Khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, giới khoa học - những khối óc được cho là khách quan nhất thế giới này - buộc phải chọn phe. Nhiều nước phương Tây đã ngay lập tức tuyệt giao với khoa học Nga, nhưng không ít tổ chức và học giả đang cố gắng giữ trung lập. Công trình hợp tác Nga - Mỹ: Viện Khoa học và công nghệ Skolkovo (Skoltech), có biệt danh Sẽ không ngoa nếu nói rằng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học là một trong những hành động đẹp nhất của loài người tinh khôn. Dù khác biệt về văn hóa, tôn giáo và thể chế chính trị, các chính phủ, các nhà nghiên cứu có thể chia sẻ với nhau chất xám, nguồn lực và cả những thử thách.Một ví dụ điển hình là Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ở ngoại ô thành phố Geneva (Thụy Sĩ), nơi khám phá ra hạt Higgs - "hạt của Chúa" vào năm 2012. Ở đó, hơn 10.000 nhà khoa học đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ngày ngày làm việc bên cạnh nhau, dù là bây giờ hay là 10 năm trước. Nhưng chiến sự ở Ukraine đang thách thức truyền thống đó của CERN, và cả thế giới học thuật nói chung.Ngừng hợp tácViệc áp lệnh trừng phạt lên nền khoa học của Nga diễn ra tương đối dứt khoát với một số lĩnh vực hợp tác. Mở màn là nước Đức - đối tác quan trọng của Nga với gần 300 dự án nghiên cứu chung đang được triển khai. Ngay hôm 24-2 khi xung đột nổ ra ở Ukraine, Chính phủ Đức đã ra lệnh cho các trường đại học trong nước “đóng băng” mọi quan hệ với các đối tác Nga. Hội đồng khoa học quốc gia của Pháp, Ý và Hà Lan cũng ra quyết định tương tự.Ngày hôm sau, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ cũng tuyên bố chấm dứt hợp tác với Viện Khoa học và công nghệ Skolkovo (Skoltech) của Nga. Phải kể thêm về “cuộc tình” này: năm 2011, Nga thỏa thuận sẽ trả 300 triệu USD để MIT giúp thành lập - Skoltech. Kế hoạch xán lạn này về một “Thung lũng Silicon của Nga” đã thu hút hàng chục nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. “Thời đó rất vui” - nhà khoa học máy tính Mỹ Ed Seidel, người được giao nhiệm vụ xây dựng năng lực nghiên cứu cho Skoltech, kể với tạp chí Science.Giờ đây, khi MIT và Skoltech đường ai nấy đi, Provost Keith Stevenson - một chuyên gia điện hóa người Mỹ đã đầu quân cho Skoltech để thành lập trung tâm về công nghệ lưu trữ năng lượng - có cảm giác như “ly hôn với người mà ta còn yêu”.Trong một số trường hợp, câu hỏi “tiếp tục hay cắt đứt với Nga” không dễ trả lời ngay. Chẳng hạn như câu chuyện giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và tập đoàn vũ trụ Roscosmos của Nhà nước Nga. Hôm 25-2, Josef Aschbacher - người đứng đầu ESA - đã tweet rằng quan hệ đối tác giữa 2 tổ chức vẫn sẽ tiếp tục và chương trình thám hiểm sao Hỏa mang tên ExoMars dự kiến rời mặt đất vào tháng 9. Nhưng 3 ngày sau đó, ESA chính thức nói lời chia tay. Hệ quả là ExoMars sẽ phải đợi ít nhất 26 tháng nữa để các hành tinh xoay đến vị trí thuận lợi cho kế hoạch bay lên sao Hỏa.Sang tháng 3, trong một dòng tweet (mà nhiều người cho là kỳ lạ), Dmitry Rogozin, ông chủ của Roscosmos, cảnh báo Trạm vũ trụ quốc tế: Nếu các người “chặn” hợp tác với chúng tôi, ai sẽ cứu ISS “khỏi sự lệch quỹ đạo không thể kiểm soát và rơi vào tay Hoa Kỳ hay châu Âu”? Sự thật là không có kế hoạch chặn hợp tác nào cả. Vả chăng, như tên gọi “quốc tế” của nó, ISS gồm các môđun khác nhau thuộc về các quốc gia khác nhau (5 đồng sở hữu là: châu Âu, Hoa Kỳ, Nga, Canada và Nhật Bản). Chẳng ai có thể ngăn nước Nga sử dụng phần của họ.Từ chối bài báo khoa họcChiến sự Ukraine - Nga còn gây chia rẽ trong giới nghiên cứu với câu hỏi: các tạp chí khoa học quốc tế có nên tẩy chay các nhà khoa học Nga hay không? Trong bức thư gửi đến Nhà xuất bản Elsevier, Olesia Vashchuk - một cán bộ của Bộ Giáo dục và khoa học Ukraine - cho rằng: “Các nhà khoa học Nga không có quyền truyền tải bất kỳ thông điệp nào đến cộng đồng khoa học thế giới”.Tập san Cấu Trúc Phân Tử (Journal of Molecular Structure) của Elsevier đã tuyên bố sẽ không xem xét bản thảo của các nhà khoa học làm việc ở Nga nữa. “Nó (cuộc tẩy chay) không nhắm vào các nhà khoa học Nga - những người chắc chắn xứng đáng nhận được tất cả sự quý mến và tôn trọng của chúng tôi, mà nhắm vào các tổ chức (học thuật) của Nga” - nhà hóa học Rui Fausto, một biên tập viên của tạp chí khoa học này, nói với Nature. Myroslava Hladchenko, một nhà nghiên cứu chính sách ở Kiev, cho biết Nga đã đánh bom vào hơn 60 cơ sở giáo dục ở Ukraine, cho thấy “thái độ của họ đối với khoa học và giáo dục”.Thế nhưng, cho đến nay không nhiều tạp chí lựa chọn đóng cửa với Nga. Một số tạp chí lớn, bao gồm Nature và Science, đã lên án hành động của chính quyền Putin nhưng đồng thời lên tiếng phản đối việc “cô lập vô tội vạ” các nhà khoa học Nga. Trong bài xã luận ngày 4-3, Nature nói rằng cuộc tẩy chay “sẽ chia rẽ cộng đồng nghiên cứu trên toàn cầu và hạn chế việc trao đổi kiến thức học thuật”.Trong một bài viết khác, Nature trích dẫn nhận định của một nhà khoa học chính trị Nga không nêu tên, rằng quy định cấm xuất bản đối với các nghiên cứu của Nga “sẽ chẳng có nghĩa lý gì với chính sách của Điện Kremlin”. Thật vậy, vào trung tuần tháng 3, giới chức trách Nga cho biết họ dự định sẽ ngừng yêu cầu các cá nhân nhận tài trợ của chính phủ phải xuất bản trên các tạp chí nước ngoài. Không có cầu thì cũng chẳng cần cung!Andrey Kulbachinskiy, một chuyên gia tại Viện Di truyền học phân tử ở Matxcơva, lo lắng rằng động thái trên của Nga có thể làm giảm chất lượng các bài báo nghiên cứu trong nước, “khiến cho việc làm khoa học trở nên vô nghĩa”.Khoa học vì hòa bìnhMột số tổ chức khoa học xem việc trừng phạt giới khoa học Nga là một “bãi mìn chính trị” mà họ đang cố gắng đứng ngoài.Liên đoàn Thiên văn quốc tế (IAU) đã bác bỏ đơn thỉnh cầu của các nhà thiên văn Ukraine về việc cấm các đồng nghiệp Nga tham gia hoạt động của IAU. Thư phản hồi Hiệp hội Thiên văn học Ukraine viết rằng: “IAU được thành lập ngay sau Thế chiến thứ nhất nhằm gắn kết các đồng nghiệp lại với nhau, vì vậy chúng tôi không muốn chia rẽ họ bằng việc chọn ủng hộ một người dựa trên những gì chính phủ của họ đang làm”.Quay trở lại với CERN, nơi luôn tự hào là “ngã tư Đông Tây” của ngành vật lý thế giới. Theo John Ellis - nhà vật lý lý thuyết đã làm việc tại CERN hơn 40 năm qua, một trong những phương châm của CERN là “khoa học vì hòa bình”. Vị này gợi nhớ rằng CERN đã không trục xuất các nhà khoa học Nga khi Liên Xô đưa quân Tiệp Khắc vào năm 1968 hoặc Afghanistan vào năm 1979.Hội đồng quản lý CERN dường như đồng tình. Trong một phiên họp đặc biệt ngày 8-3, đại diện từ 23 quốc gia thành viên (là các nước châu Âu nhưng không bao gồm Nga) đã bỏ phiếu để đình chỉ tư cách “quan sát viên” của Nga, báo New York Times đưa tin. Thế nhưng, hơn 1.000 nhà khoa học Nga vẫn có thể tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất của CERN.“CERN được thành lập sau Thế chiến thứ hai để gắn kết các quốc gia và con người lại với nhau vì mục tiêu theo đuổi khoa học một cách hòa bình… Sự hiếu chiến sẽ chống lại mọi thứ mà tổ chức này ủng hộ”, theo tuyên bố của CERN ngày 8-3.Và lò phản ứng nhiệt hạch ITER ở Pháp cũng chưa có kế hoạch loại bỏ Nga - một thành viên quan trọng. “ITER là đứa con của Chiến tranh lạnh và đang cố tình đứng trung lập” - Science dẫn lời người phát ngôn của ITER.Với cộng đồng khoa học hiện nay - những người chuyên săn tìm chân lý và hành động dựa trên bằng chứng khách quan, không có lựa chọn đơn giản nào trong chuyện “trừng phạt” các đồng nghiệp Nga. Mặc dù Đức thể hiện lập trường cứng rắn nhưng học giả Peter-André Alt, chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học Đức HRK, đã khuyến khích các nhà khoa học duy trì các kênh trao đổi không chính thức. Khi nhiều nhà khoa học Nga đã lên tiếng phản đối chiến tranh, Alt nói: “Chúng tôi muốn hỗ trợ những đồng nghiệp này”.Tỉ như câu chuyện về chuyên gia khí hậu Oleg Anisimov, trưởng phái đoàn Nga tham dự cuộc họp 27-2 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc. Vị này đã cắt ngang bài nói chuyện của mình trước đại diện của 195 quốc gia để gửi lời xin lỗi tới công dân Ukraine. Hẳn các trí thức Nga cũng đang khó xử.Là một người Ukraine, nhà nghiên cứu Hladchenko hy vọng rằng các đồng nghiệp Nga sẽ làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn chiến tranh. Cô nói việc trừng phạt các tác giả và tạp chí học thuật của Nga sẽ buộc các học giả phải “đánh giá lại hoạt động của họ và đóng góp vào sự phát triển của xã hội dân sự ở đất nước của họ”.■Reuters ngày 21-3 cho biết Bộ Khoa học và giáo dục đại học Nga đã yêu cầu các học giả tránh tham dự các hội nghị khoa học ở nước ngoài trong năm nay. Các nhà khoa học Nga không bị cấm xuất bản nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế được lập chỉ mục trên Web of Science và Scopus, nhưng sẽ không xem việc có mặt trong các cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học quốc tế hàng đầu này như chỉ số đánh giá chất lượng chính của công trình.Các động thái này là sự đảo ngược của gần một thập niên nỗ lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho các tổ chức nghiên cứu của Nga. Chính Tổng thống Putin trước đây đã yêu cầu các nhà khoa học trong nước phải vươn ra thế giới, thông qua việc xuất bản bài báo trên các tạp chí quốc tế. Trong 1 thập niên tính đến năm 2019, Nga đã tăng từ vị trí thứ 14 lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng các khu vực nghiên cứu khoa học nhiều nhất thế giới, tính theo số lượng xuất bản (theo Nature tháng 3-2020). Tags: Khoa họcTẩy chayCấm vậnTrừng phạtChiến tranh Nga Ukraine
Việt Nam có quy mô tăng trưởng thương mại điện tử nằm trong top đầu thế giới NGỌC AN 26/11/2024 Mặc dù Việt Nam có quy mô tăng trưởng thương mại điện tử trong top đầu thế giới nhưng việc thúc đẩy xuất khẩu qua kênh này vẫn còn nhiều thách thức.
Khởi tố, bắt 4 bị can gồm 2 giám đốc về tội đưa, nhận hối lộ ở Nha Trang PHAN SÔNG NGÂN 26/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan việc đấu thầu thi công các dự án do Công ty TNHH Dũng Lợi thực hiện trên địa bàn TP Nha Trang.
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.