TTCT - Một công ty sản xuất điện gửi yêu cầu kết nối với lưới điện ngày hôm nay có thể kỳ vọng yêu cầu của họ được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm 2038. Ảnh: AIIBTrong phần lớn thời gian của nửa thế kỷ qua, các chính phủ sở hữu lưới điện quốc gia và các cơ quan quản lý lưới điện khu vực tư nhân chỉ tập trung vào hai mục tiêu chính: đầu tiên là giữ cho lưới điện vận hành ổn định và an toàn; thứ hai là làm sao để việc vận hành lưới điện càng ít làm tăng thêm giá điện càng tốt, theo tạp chí The Economist.Ở phương diện nào đó họ đã làm tốt hai nhiệm vụ này. Số liệu năm 2019 ở Anh cho thấy chi phí lưới điện chỉ chiếm 20 bảng Anh (1,5%) trên một hóa đơn điện 1.300 bảng của một người tiêu dùng trung bình. Thế nhưng cách quản lý có phần bảo thủ đó không khuyến khích đầu tư sản xuất điện một cách chiến lược. Cơ quan quản lý lưới điện chỉ chấp nhận bỏ tiền để kết nối đến các dự án đã được đảm bảo xây dựng hoặc để giải quyết tình trạng tắc nghẽn kinh niên, trong khi các yêu cầu hòa lưới thường được xử lý trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước thay vì đấu giá hoặc lên kế hoạch chiến lược."Điều đó là không đủ đối với một thế giới muốn thay thế phần lớn các nhà máy đang sản xuất điện bằng các nhà máy thay thế ở những nơi khác nhau. Việc không thể cung cấp đủ kết nối với lưới điện có nghĩa là tất cả các dự án phát điện mới trên toàn thế giới phải đối mặt với hàng đợi ngày càng dài trước khi chúng có thể hòa lưới" - The Economist nhận xét.Những hàng chờ đó không chỉ làm chậm tiến độ đưa các dự án năng lượng tái tạo đi vào hoạt động, chúng còn làm tăng rủi ro và chi phí đầu tư. Bà Zoisa North-Bond, giám đốc điều hành Công ty năng lượng Octopus Renewables của Anh, gọi khả năng tiếp cận lưới điện là "yếu tố hạn chế lớn nhất" để tăng thị phần năng lượng tái tạo. Một thống kê năm 2022 ở Anh cho thấy trung bình một dự án năng lượng tái tạo có thời điểm hòa lưới trễ bốn năm so với thời gian mà chủ đầu tư đề nghị. Một công ty sản xuất điện gửi yêu cầu kết nối với lưới điện ngày hôm nay có thể kỳ vọng yêu cầu của họ được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm 2038.Đúng là việc cung cấp kết nối mới với lưới điện cần có thời gian để đánh giá ảnh hưởng và đầu tư nâng cấp nhưng thời gian chờ ngày nay đang dài hơn mức cần thiết, theo ông Ben Wilson - giám đốc chiến lược và đối ngoại của National Grid, đơn vị sở hữu và vận hành hạ tầng truyền dẫn điện của Anh. Điều này một phần là do cho đến mới gần đây cơ quan quản lý lưới điện nước này là Ofgem vẫn không cho phép đầu tư nâng cấp lưới điện trước khi có yêu cầu kết nối được thể hiện bằng giấy trắng mực đen. Nút thắt cổ chai này còn kéo dài thời gian cấp phép một cách không cần thiết khi hai quá trình đáng lẽ có thể tiến hành song song lại phải diễn ra tuần tự.Tình hình ở các nước khác cũng không khá khẩm gì hơn: một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở California chỉ ra ba năm là thời gian trung bình để hoàn thành kết nối mới với lưới điện ở Mỹ và độ trễ này có xu hướng ngày càng gia tăng. Một số ước tính cho thấy có ít nhất 1.400 gigawatt công suất năng lượng tái tạo đang trong hàng chờ để hòa lưới ở Mỹ.Một hy vọng cho tương lai là vào tháng 12-2022, Ofgem đã ban hành quy định mới cho phép National Grid đầu tư mở rộng mà không cần chờ yêu cầu kết nối mới. Cơ quan này cũng đang cải cách thủ tục để yêu cầu các dự án trong hàng chờ phải đạt được các mốc tiến độ đã đề ra nếu không muốn phải nhường suất hòa lưới cho dự án khác, trong nỗ lực nhằm rút ngắn thời gian chờ của các dự án đã cán đích. Tháng 11-2022, Ủy ban châu Âu (EC) đã đồng ý với một loạt các quy định tạm thời mới cho phép các dự án năng lượng tái tạo "được coi là lợi ích lớn hơn của cộng đồng". EC cũng đồng ý rằng "việc đánh giá tác động môi trường đối với việc nâng cấp lưới điện nên được hạn chế" để "tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp năng lượng tái tạo". Tags: Năng lượng tái tạoLưới điện quốc giaCơ quan quản lýNgười tiêu dùngHóa đơn điệnGiám đốc điều hànhCung cấp đủĐánh giá tác động môi trườngĐiều kiện thuận lợi
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Tổng thống Trump đánh thuế 46%: Cộng đồng doanh nghiệp lo hàng Việt hết cửa vào Mỹ NGỌC AN 03/04/2025 Nhiều hiệp hội và doanh nghiệp bày tỏ lo ngại trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh áp thuế đối ứng với Việt Nam lên tới 46% - thuộc nhóm cao nhất trong số các nước bị áp thuế.
Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan cao hơn 10% với hàng chục quốc gia DUY LINH 03/04/2025 Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%, thuộc hàng cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng theo sắc thuế được ông Trump ký ngày 2-4 (giờ Mỹ).
Xuyên Mộc, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên nhập vào Đồng Nai sẽ thêm trục giao thông từ Tây Nguyên về biển TIẾN LONG 03/04/2025 PGS Võ Trí Hảo cho rằng nếu cắt hai huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên (Bình Dương) sáp nhập về Đồng Nai sẽ giúp tạo thêm trục giao thông để hàng hóa vận chuyển từ Tây Nguyên về cảng biển thuận lợi.
Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ HỒNG PHÚC 03/04/2025 Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.