TTCT - “Chúng tôi luôn nói những gì chúng tôi biết, những gì chúng tôi không biết, những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện” - giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), tiến sĩ Thomas Frieden nói với TTCT trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 11 này. Một nhà khoa học trong phòng sàng lọc sơ sinh và sinh học phân tử của CDC. Hầu hết các em bé sinh ra ở Mỹ được xét nghiệm nhằm phát hiện sớm những rối loạn để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh - Ảnh: David Snyder/ CDC Foundation* Gần đây Hollywood sản xuất một bộ phim có tên Contagion nói về sự lan truyền của một dịch cúm nguy hiểm ở Mỹ và trên toàn thế giới. Phải chăng chủ đề này dựa trên một thực tế là nguy cơ lan truyền dịch bệnh luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của công chúng Mỹ? CDC có thường trao đổi với công chúng Mỹ về đề tài này không và bằng những hình thức nào?- Bộ phim Contagion được quay một phần ở chính CDC, hoàn toàn giả tưởng nhưng nhìn chung mọi tình huống trong phim rất thực tế. Thông điệp của phim là mối nguy cơ bệnh truyền nhiễm là có thật và luôn luôn tồn tại. Vì vậy, mọi quốc gia trên thế giới cần có hệ thống phát hiện và ngăn chặn bệnh truyền nhiễm.Tiến sĩ Thomas Frieden - Ảnh: Thuận ThắngỞ CDC, chúng tôi thường xuyên liên lạc và trao đổi với các bác sĩ, các nhà làm chính sách và công chúng. Chúng tôi nhận ra rằng mọi người luôn muốn có thông tin càng nhanh càng tốt. Do đó, nguyên tắc của CDC luôn là sự minh bạch và cởi mở. Chúng tôi luôn nói những gì chúng tôi biết, những gì chúng tôi không biết, những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện. Đó là lý do tại sao CDC là một trong những cơ quan được công chúng tin cậy nhất tại Mỹ. Chúng tôi đối thoại với mọi người thông qua Internet, báo chí và qua mạng lưới các bác sĩ tại Mỹ. Khi có gì xảy ra, chúng tôi chia sẻ thông tin trên Internet. Chúng tôi dùng công cụ tìm kiếm để tìm hiểu công chúng lo lắng về điều gì. Chúng tôi cũng xuất bản một báo cáo hằng tuần có tên Báo cáo về tình hình bệnh và tử vong (MMWR). Trong báo cáo này, chúng tôi đưa ra mọi thông tin về tình hình dịch bệnh mới, những gì đã thay đổi. Đó là cách chủ yếu để chúng tôi đối thoại và liên lạc với công chúng.* CDC được trao quyền đến đâu trong hoạt động thường nhật và trong tình trạng khẩn cấp?- Ở Mỹ, chính quyền các bang chịu trách nhiệm cao nhất về những vấn đề y tế. Công việc của chúng tôi là hợp tác chặt chẽ với chính quyền các bang, các địa phương để hỗ trợ họ. Chúng tôi cung cấp nguồn lực, nhân sự, kiến thức hướng dẫn để giúp chính quyền các bang hình thành một mạng lưới phản ứng y tế toàn diện. Trong tình trạng khẩn cấp, ví dụ như khi một đại dịch xảy ra, chúng tôi có Trung tâm Chiến dịch khẩn cấp (EOC).Chúng tôi sẽ kích hoạt EOC 24/7 để phản ứng lại bất kỳ mối đe dọa nào, từ bão lũ, động đất cho đến bệnh truyền nhiễm. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với chính quyền các địa phương để đảm bảo phản ứng của các địa phương là có hiệu quả. Phương pháp tiếp cận của CDC rất cụ thể và thực tế: tập trung tìm ra nguyên nhân dịch bệnh và tìm cách ngăn chặn. Sau mỗi tình trạng khẩn cấp, chúng tôi thực hiện một báo cáo “sau hành động”, bởi không có một phương án và cách giải quyết nào là hoàn hảo. Trong báo cáo này chúng tôi ghi nhận những gì đã làm tốt, những gì chưa tốt, những gì có thể đã thực hiện tốt hơn.Thời điểm hiện tại, chúng tôi đang ở giai đoạn cuối một trường hợp khẩn cấp, đó là loại thuốc nhiễm nấm nguy hiểm, làm gần 500 người nhiễm bệnh. Đây là tình huống chưa từng có. Chúng tôi đã làm việc liên tục với các phòng thí nghiệm, các chuyên gia sinh học, chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật... Tất cả đều cùng hợp tác để chặn dịch bệnh và đảm bảo sẽ không bao giờ tái diễn. Việc cải thiện sự hợp tác giữa hệ thống y tế dự phòng và hệ thống y tế chữa bệnh sẽ tạo ra kết quả tốt hơn cho Việt Nam. Tôi có một chuyến đi ngắn tới đây nhưng tôi đã nhìn thấy nhiều tiến bộ. Việt Nam giờ đã có một hệ thống giám sát dịch cúm. Nhìn vào các chỉ số y tế của Việt Nam, tôi thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Việt Nam đã khởi động tốt với luật đội mũ bảo hiểm, luật kiểm soát thuốc lá, phòng chống cúm, bệnh lao... Nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn, tôi nghĩ hệ thống y tế Việt Nam cần sự điều phối tốt hơn. Tôi mừng vì CDC đã hợp tác tốt với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống HIV. Giữa hai bên có sự tôn trọng lẫn nhau và cùng quyết tâm hợp tác vì sự tiến bộ.* Đã có trường hợp nào CDC thất bại? Khi đó ai phải chịu trách nhiệm?- Trong mọi trường hợp chúng tôi đều cố xác định phương thức phản ứng nào đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải có một hệ thống giám sát hiệu quả để nhanh chóng phát hiện vấn đề. Trường hợp virút H1N1 năm 2009 là một ví dụ đáng nói.Chính phủ Mexico có một hệ thống y tế có chất lượng. Nhưng họ có điểm yếu là thiếu một hệ thống giám sát cúm hiệu quả. Do đó H1N1 lan truyền ở Mexico trong nhiều tháng trước khi bị phát hiện. Vì vậy, chúng tôi không thể hiểu căn bệnh và sản xuất vaccine một cách nhanh chóng. Một điều chúng tôi rút ra từ dịch H1N1 là thế giới hiện tại liên hệ rất chặt chẽ với nhau qua bầu không khí, thức ăn, nước uống... Do đó việc cải thiện hệ thống giám sát trên khắp thế giới là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho các quốc gia.Khi đại dịch H1N1 xảy ra, việc sản xuất văcxin diễn ra chậm chạp do các hãng dược sử dụng công nghệ cũ. Nhiều người Mỹ đã rất giận dữ. Họ nói với chúng tôi rằng: “Tôi muốn có vaccine ngay bây giờ”. Khi đó tôi đã phải tổ chức một cuộc họp báo và nói thật: “Kể cả giờ nếu các bạn la hét thì việc sản xuất vaccine cũng không thể diễn ra nhanh hơn”. Tất nhiên khi một cơ quan mắc sai lầm thì người lãnh đạo cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.* Nhắc đến virút H1N1, nhiều tờ báo trên thế giới cho rằng các hãng dược đã cấu kết với các cơ quan y tế để thổi phồng nguy cơ đại dịch nhằm kiếm lợi từ vaccine?- Một lần nữa tôi phải quay lại nguyên tắc cơ bản của CDC là sự minh bạch. Chúng tôi chia sẻ mọi thông tin một cách công khai trên Internet. Chúng tôi không muốn bất kỳ ai nghi ngờ rằng chúng tôi che giấu điều gì đó. Thực tế trong một số trường hợp, chúng tôi đưa ra quá nhiều thông tin để đảm bảo mọi người không có lo ngại đó. Quan niệm virút H1N1 không nguy hiểm là một sự hiểu lầm. H1N1 không nguy hiểm đối với người lớn tuổi do nhiều năm trước có một loại cúm tương tự, nên người lớn tuổi được miễn dịch.Tuy nhiên với người trẻ tuổi, H1N1 là một loại cúm đáng sợ. Ở Mỹ, có hơn 1.000 trẻ em thiệt mạng vì H1N1. Cũng có câu hỏi đặt ra về hiệu quả của thuốc trị cúm Tamiflu. Quan điểm của CDC là nếu nghiêu cứu kỹ các số liệu, chúng ta có thể thấy nếu cho bệnh nhân uống thuốc trong vòng 48 giờ đầu tiên, thuốc sẽ có hiệu quả. Nhưng sau 48 giờ, tác dụng của thuốc không cao.Đúng là có người cáo buộc rằng các công ty dược đã làm giàu nhờ H1N1. Nhưng chúng tôi chỉ là các nhà khoa học. Chúng tôi nói rằng bệnh nhân phải được dùng thuốc trong vòng 48 giờ. Được chữa trị nhanh chóng là vấn đề quan trọng nhất. Trong báo cáo sau hành động về đại dịch H1N1, chúng tôi khẳng định rằng điều lẽ ra chúng tôi có thể làm tốt hơn là chữa trị cho các bệnh nhân nhanh hơn.* Khi một đại dịch xảy ra, liệu CDC có cân nhắc việc thành thật với công chúng hay không để ngăn chặn sự hoảng loạn?- Chúng tôi cho rằng cách tốt nhất để trấn an mọi người là cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt, cung cấp những hướng dẫn càng cụ thể càng tốt. Ví dụ như đề nghị họ rửa tay thường xuyên, không đi ra ngoài đường nếu đã bị mắc bệnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm... Che giấu sự thật chỉ càng làm công chúng thêm lo lắng. Do đó sự minh bạch là phương pháp tiếp cận đúng đắn nhất. Điều quan trọng là phải cung cấp mọi thông tin khi bạn đã có chúng trong tay.* Ông là một bác sĩ và hiện là quan chức chính phủ. Ông yêu thích công việc nào hơn?- Là một quan chức y tế cộng đồng, tôi có hàng triệu bệnh nhân. Việc giúp đỡ hàng triệu người cùng lúc là một vinh dự lớn. Câu hỏi tôi luôn đặt ra hằng ngày là làm thế nào để cứu được nhiều sinh mạng nhất.Bác sĩ của triệu ngườiBác sĩ Thomas Frieden trở thành giám đốc CDC từ tháng 6-2009. Ông là bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học, nổi tiếng với các nghiên cứu về kiểm soát bệnh lao. Từ năm 1992-1996, ông thực hiện chương trình kiểm soát thành công bệnh lao ở thành phố New York, đặc biệt giảm số lượng trường hợp bệnh lao kháng thuốc tới 80%. Sau đó ông làm việc ở Ấn Độ trong năm năm trong chương trình chống lao toàn quốc. Chương trình này đã chữa trị hơn 10 triệu bệnh nhân và cứu sống hơn 1 triệu người.Là quan chức phụ trách y tế thành phố New York từ năm 2002-2009, bác sĩ Frieden giúp giảm số lượng người hút thuốc xuống hơn 350.000 người. New York là thành phố đầu tiên ở Mỹ loại bỏ chất béo trans ra khỏi các nhà hàng, giám sát chặt chẽ bệnh tiểu đường, ung thư ruột kết... Bác sĩ Frieden đã giành được nhiều giải thưởng cao quý và đã xuất bản hơn 200 bài nghiên cứu khoa học. Tags: Dịch bệnhMinh bạchCDCThomas Frieden
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Nhìn thành phố từ buồng lái: Cảm nhận đặc biệt của nữ lái tàu metro CHÂU TUẤN 18/12/2024 Chị Phạm Thị Thu Thảo - nữ lái tàu đầu tiên của tàu điện tuyến metro số 1 - đã chia sẻ những cảm nhận của mình.
Chuyên gia: Vụ ám sát Trung tướng Nga Igor Kirillov có 2 mục đích chính THANH BÌNH 18/12/2024 Ukraine dường như muốn gửi đi 'thông điệp rõ ràng' tới những ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Cuối năm, phạt loạt doanh nghiệp 'ém', công bố thông tin sai lệch trên thị trường chứng khoán BÔNG MAI 18/12/2024 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tiếp phạt loạt doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin, nhằm bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và củng cố lòng tin thị trường.
Mờ mắt đột ngột, cảnh giác có thể dấu hiệu cảnh báo đột quỵ TƯỜNG VY 18/12/2024 Rất nhiều người khi xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ lại chủ quan cho rằng đó là vấn đề về mắt như cận thị, viêm mắt... mà không nhận ra rằng đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.