TTCT - Tháng 5-2009, Cù Lao Chàm, TP Hội An, đón nhận bằng công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới, ghi nhận tiềm năng sinh thái lẫn nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát triển môi trường của địa phương tại hòn đảo này. Trước đó, năm 2003, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ra đời với nhiệm vụ chính là bảo tồn, nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái biển. Có đến hai cơ quan quản lý chồng chéo nhau về chức năng nên các hoạt động cho mục đích bảo tồn gần như chẳng thực hiện được gì. Phóng to Một góc Cù Lao Chàm (TP Hội An) - Ảnh: Đăng Nguyên Ngay sau khi được công nhận, ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm ra đời. Lãnh đạo của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cũng là thành viên trong ban quản lý này. Từ khi ban quản lý ra đời đến nay đã ba năm nhưng quy chế hoạt động vẫn chưa được ban hành. Bà Trần Thị Hồng Thúy - giám đốc khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm kiêm phó ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - cho biết khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm là “tập hợp con” trong “tập hợp mẹ” là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Từ khi thành lập đến nay, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ngoài chức năng, nhiệm vụ của mình đã nhận được sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của chính quyền TP trong việc giữ gìn hệ sinh thái Cù Lao Chàm. Tuy nhiên, sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa khu bảo tồn biển và khu dự trữ sinh quyển thế giới đã khiến cho các bên khó làm việc khi triển khai các hoạt động. Ví dụ, khi khu dự trữ sinh quyển thế giới thực hiện một dự án gì đó liên quan đến hệ sinh thái Cù Lao Chàm thì “đụng hàng” với hoạt động của khu bảo tồn biển. Nghịch lý nằm ở chỗ khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm do tỉnh quản lý, còn khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm do TP quản lý. Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm có 30 người, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm từ các phòng ban của TP, đại diện Công ty du lịch Hội An, lại không có kinh phí hoạt động nên cứ loay hoay. Ông Nguyễn Sự, bí thư TP Hội An, nói: “Đó là nạn “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”. Cù Lao Chàm là đảo có dân cư, nghĩa là gắn liền với quản lý lãnh thổ. Phải xem việc quản lý, bảo tồn biển giống như việc quản lý phố cổ Hội An, vì nó gắn liền với cộng đồng, mà đã như thế thì cộng đồng có thể làm nó tốt hơn hoặc xấu hơn”. Ông Sự ví dụ: đơn vị thi công cầu Cửa Đại mang tất cả chất thải từ đất liền ra đổ ở Cửa Đại, trong khi nơi này đã bị bồi lấp lâu nay, nếu không có chính quyền ngăn chặn thì chẳng biết hậu quả sẽ ra sao. Theo ông Sự, giữ gìn hệ sinh thái Cù Lao Chàm suy cho cùng chính là cư dân tại chỗ thực hiện, chứ chính quyền không thể làm thay được. Vì thế, “TP Hội An đề xuất nhập khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm về thuộc UBND TP Hội An sẽ giúp việc quản lý, hoạt động cụ thể, sát sườn, nhanh hơn và hiệu quả hơn” - ông Sự nói. Có ý kiến cho rằng để khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ở cấp tỉnh quản lý sẽ dễ dàng trong huy động vốn hoạt động. Nhưng ông Sự cho rằng đó là lập luận vô lý, bởi cái cần chính là cơ chế để làm sao tốt hơn trong việc giữ gìn và phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm chứ không phải là vốn. Tags: Môi trườngHội AnCù Lao ChàmBảo tồnTiềm năng sinh thái
TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng cho đồng bào vùng bão lũ, kêu gọi người dân tiếp tục chia sẻ THẢO LÊ 10/09/2024 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào ảnh hưởng bão lũ.
Xót xa nhìn biển nước mênh mông muốn chạm mặt những cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống HỒNG QUANG 10/09/2024 Nước lũ sông Hồng, sông Đuống lên rất cao, nhấn chìm nhiều bãi bồi ven sông Hồng. Nhiều đoạn nước sông ngày càng tiến dần tới mép cầu.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp, không xả lũ thủy điện thượng nguồn sông Hồng DUY LINH 10/09/2024 Việt Nam gửi công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu.
Tạm đình chỉ chức vụ giám đốc Điện lực TP Hạ Long, yêu cầu có mặt khắc phục lưới điện NGỌC AN 10/09/2024 Công ty Điện lực Quảng Ninh vừa có quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với giám đốc Điện lực TP Hạ Long - ông Nguyễn Đại Cương.