TTCT - Có lần cháu hỏi: “Mẹ, mặc cái bao cao su như thế nào? Bao giờ thì con dùng bao cao su?”. Minh họa: LAP Việc giáo dục giới tính không có tuổi nào là sớm, chỉ có muộn. Muộn là khi đứa trẻ không tự biết cách bảo vệ mình, không biết những kỹ năng cơ bản để có thể nhận thấy đó là hành vi bị xâm hại tình dục; muộn là nó không hiểu rõ về giới tính, cũng giống như sự phát triển của các bộ phận khác trên cơ thể... Con trai tôi 13 tuổi, có thể kể vanh vách về cơ chế hình thành một em bé, cháu biết đó là quá trình xâm nhập của con tinh trùng mạnh khỏe nhất vào trứng để tạo thành phôi, rồi phôi ấy lớn lên thành em bé. Cháu cũng xem những clip dễ thương về quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ rồi được sinh ra như thế nào. Những điều đó là do một cô giáo mà nó học thêm nói với cả lớp, chứ không nằm trong chương trình giáo dục giới tính của nhà trường. Cô giáo học ở nước ngoài về nên tiếp cận với bọn trẻ về giới tính rất cởi mở và thẳng thắn. Nhưng có lần cháu hỏi: “Mẹ, mặc cái bao cao su như thế nào? Bao giờ thì con dùng bao cao su?”. Tôi phải suy nghĩ mất ba phút để tìm ra cách mà tôi cho rằng đó là cách tiếp cận tốt nhất để giải thích. Nó nghe xong gật gù rồi bảo nếu bọn con trai không dùng bao cao su thì bọn con gái dễ mang thai. Đứa con trai thì dễ bị đi tù. Quá phức tạp! Ừ, đúng là phức tạp. Nhưng cháu mới chỉ được cô giáo nói về việc đứa con gái mang thai, cha mẹ phải ký giấy cho phá thai và đứa con trai có nguy cơ vào tù chứ chưa hiểu được rằng việc làm ấy ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của đứa con gái, ảnh hưởng thế nào đến tâm lý đứa con trai chưa trưởng thành. Nó đang học các kiến thức về giới tính như một con vẹt. Con tôi, hay những đứa trẻ ở lứa tuổi trẻ em, đều giống nhau dù nam hay nữ, đến một tuổi nào đó rồi cũng sẽ tò mò về giới tính của mình. Trong khi trẻ lớn và có nhu cầu tìm hiểu về bản thân và xung quanh, nhưng chương trình giáo dục giới tính ở trường hiện nay không cung cấp đủ kiến thức cho học sinh cả về tâm lý, giới tính và độ tuổi, sức khỏe sinh sản và cả kỹ năng kiềm chế ham muốn tình dục. Những buổi học hay sinh hoạt ngoại khóa trên trường không cung cấp đủ kiến thức để trẻ hiểu được tác hại của sinh hoạt tình dục sớm hay hậu quả của việc bị xâm hại tình dục sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và tâm lý. Đám trẻ con hoặc là vẫn ngây thơ không biết bảo vệ mình, hoặc là tò mò, tự tìm hiểu và khám phá bản thân trước những thông tin đầy rẫy từ phim ảnh, Internet và đám bạn. Trường học đã vậy, còn phần lớn các gia đình Việt Nam chưa có thói quen dạy trẻ về giới tính và cũng phần lớn không coi đây là vấn đề nghiêm túc cần phải dạy. Với câu hỏi “Mẹ sinh con ra từ đâu?” chẳng hạn, phần lớn trả lời không trung thực: từ nách, từ rốn... Từ câu chuyện con hỏi, tôi mua cuốn sách giáo dục giới tính loại bỏ túi về đưa cho con kèm ví dụ về mấy vụ xâm hại tình dục trẻ em (cả nam và nữ) mà báo đã đăng. Nó đọc xong chép miệng: lúc mới đọc thấy hơi ghê mẹ ạ. Nhưng đọc hết, nghĩ thì cũng bình thường thôi, cũng giống như mình phải lớn lên từng ngày vậy. Nhưng mấy chuyện này bạn bè ở lớp không dám nói với nhau, về nhà càng không dám nói. Bọn con trai không nói, bọn con gái lại càng không nốt. Riết rồi chẳng ai nói cho ai biết để mà đề phòng và các hành vi bị xâm hại được coi như bình thường! Trẻ em ngày nay phát triển sớm về thể chất, tâm sinh lý, nhưng việc cung cấp kiến thức đúng đắn, kỹ năng cơ bản và cần thiết về tình dục chưa được chú trọng. Các vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nhiều là điều không bất ngờ. Khi nào thì hệ thống giáo dục mới coi đây là chuyện quan trọng để giáo dục trẻ em một cách nghiêm túc, đầy đủ? Tags: Giáo dục giới tínhXâm hại tình dụcBao cao suXâm hại tình dục trẻ em
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 48-2023: 'Người trẻ & chuyện mua nhà' TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 07/12/2023 1 từ
Apple đặt nguồn lực phát triển mẫu iPad mới tại Việt Nam NGHI VŨ 08/12/2023 Các nguồn tin của báo Nikkei Asia cho biết Apple đang chuyển dịch các nguồn lực cho việc phát triển mẫu iPad mới đến Việt Nam.
Nghi vấn một vụ dàn dựng bỏ rơi trẻ sơ sinh để trục lợi KHÁNH LINH 08/12/2023 Công an huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đang xác minh nghi vấn dàn dựng cảnh bỏ rơi trẻ sơ sinh tại xã Hải Hưng nhằm mục đích trục lợi.
Hậu COVID-19, Sở Y tế TP.HCM còn vướng gần 4 tỉ tiền chi trả chi phí phòng chống dịch HOÀNG LỘC 08/12/2023 Các vướng mắc gồm chi phí thanh toán lưu trú cho tình nguyện viên tại tổng đài cấp cứu 115 và chi phí khắc phục hư hỏng tại Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM.
TP.HCM đặt chỉ tiêu: 100% cán bộ không uống rượu, bia ngay trước và trong giờ làm việc HOÀNG LỘC 08/12/2023 Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan tổ chức; người làm việc trong lực lượng vũ trang; học sinh, sinh viên không uống rượu, bia ngay trước và trong giờ làm việc.