TTCT - Năm học mới bắt đầu chưa lâu, từ phòng khám các bác sĩ cho biết dấu hiệu stress, khóc nhiều, nôn khi đến trường, thậm chí đau bụng kéo dài... của nhiều học sinh đã xảy ra. Hoạt động vui chơi ngoài trời không chỉ giúp ích thể chất mà còn rất tốt trong việc giảm áp lực học tập cho các em - Ảnh: L.N.M. Các bác sĩ tâm lý gọi đó là các rối loạn tâm lý biểu hiện bằng các triệu chứng tổn thương thực thể, nếu không phát hiện sớm, bệnh khó chữa về sau... Phát ốm vì học Bệnh nhân là nữ sinh lớp 9, là con út trong gia đình, vốn chăm chỉ và nhiều năm liền là học sinh giỏi ở một trường tư nổi tiếng Hà Nội. Nhưng trong hai tháng 7-8 vừa qua, mặc dù đang kỳ nghỉ hè nhưng trường của cháu đã bắt đầu năm học mới, và chỉ trong hai tháng đã học hết nhiệm vụ của... cả học kỳ 1. Những căng thẳng ở trường và áp lực phải học thật giỏi để đỗ vào trường THPT tốt khiến cháu gặp các biểu hiện lạ về sức khỏe: cứ đến trường là thấy đau bụng nhưng về nhà lại hết, kỳ kinh nguyệt kéo dài đến trên 20 ngày. “Chúng tôi nghĩ nhiều đến áp lực học hành là nguyên nhân dẫn đến tình trạng của cháu”- mẹ bệnh nhân cho biết. Bệnh nhân kể trên không phải là trường hợp hiếm gặp. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân, phó trưởng khoa nhi Bệnh viện Tâm thần T.Ư, cho hay chị đã gặp rất nhiều trường hợp có những biểu hiện lạ khi thay đổi cấp học, bắt đầu đi học, chuẩn bị thi chuyển cấp... “Ngay con trai tôi cũng gặp những biểu hiện tương tự: cháu thường nôn hết sạch khi đến trường, đau bụng suốt tiết đầu và phải nằm cho đến khi quen với môi trường nhà trường thì mới bắt đầu học được. Nhiều cháu lại có biểu hiện như ra mồ hôi nhiều, tim đập nhanh, tình trạng này chúng tôi gọi là rối loạn tâm lý biểu hiện bằng tổn thương thực thể”- bác sĩ Vân chia sẻ. Bác sĩ Lý Trần Tình, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết cũng từng gặp nhiều bệnh nhân kiểu này. Theo bác sĩ Tình, nếu những biểu hiện lạ như đau bụng, nôn, khóc khi đến trường chỉ diễn ra trong vài ngày đầu và sau đó các cháu bình thường trở lại thì không phải can thiệp. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, đặc biệt là kéo dài trên sáu tháng mà không can thiệp thì các tổn thương sẽ thành bệnh, lúc đó việc chữa trị sẽ khó khăn và kéo dài hơn. Bác sĩ Tình cũng cho rằng chứng bệnh này không điều trị bằng thuốc mà dùng các can thiệp tâm lý nên thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn bệnh có thể chữa bằng thuốc nhiều lần. Phát hiện sớm dễ trị Bác sĩ Nguyễn Hữu Chiến, phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư, chia sẻ do phụ trách thêm khoa tâm lý trẻ em, ông nhận thấy việc “gỡ rối” tâm lý cho trẻ là cách rất tốt để chia sẻ áp lực với các cháu. Thật ra cách gỡ rối cũng không có gì quá cao siêu, cha mẹ, người thân của trẻ hoàn toàn có thể giúp trẻ. “Đối với trẻ mẫu giáo, cho trẻ làm quen trước với môi trường nhà trường bằng cách dẫn trẻ đến trường chơi trước khi vào năm học. Khi trẻ vào tiểu học, môi trường tiểu học khác so với trường mẫu giáo, thi chuyển cấp hay phải học quá nhiều, bố mẹ tạo áp lực, trẻ cũng có thể gặp các biểu hiện tâm lý này và cần được hỗ trợ để vượt qua” - bác sĩ Chiến nói. Các cháu có tính cách yếu đuối, bố mẹ tạo áp lực cho con quá nhiều, trẻ có tính ganh đua và luôn muốn vượt lên bạn bè để đứng đầu lớp... là nhóm trẻ dễ gặp stress tâm lý. Giúp trẻ tốt nhất, theo bác sĩ Vân, là giúp trẻ tự giảm áp lực, không đặt mục tiêu quá cao so với năng lực. Cha mẹ tuyệt đối không nên mắng con học dốt, so sánh con với bạn khác hoặc luôn tỏ ra thất vọng khi trẻ không đáp ứng kỳ vọng của mình. Theo bác sĩ Vân, các biểu hiện ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh... là các rối loạn tâm lý biểu hiện bằng rối loạn thần kinh thực vật, nên can thiệp bằng các liệu pháp tâm lý, trong một số trường hợp cần giúp cả bố mẹ và trẻ giảm áp lực. Cha mẹ cũng cần quan sát và tâm sự với trẻ xem ở trường con học có quá nhiều không, làm bạn và cảm nhận xem con có hứng thú với học hành không, có vui tươi hay đi học về buồn bã, không thiết ăn uống... Khi trẻ có biểu hiện lạ, cha mẹ nên tâm sự trước, nếu các biểu hiện tổn thương thực thể của trẻ đã xuất hiện hoặc kéo dài thì nên đến tư vấn với bác sĩ. Theo bác sĩ Vân, nếu các triệu chứng này thoáng qua mà cha mẹ phát hiện được ngay, tìm được nguyên nhân sớm để chữa trị như bệnh nhân kể trên thì thời gian điều trị sẽ nhanh hơn. Nhưng nếu các triệu chứng nôn, đau bụng, kỳ kinh dài... trở nên thường xuyên và kéo dài, sẽ phải tác động dần dần, chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý để ổn định tinh thần cho trẻ. Hiện nay, tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Nhi Đồng II (TP.HCM) đều có khoa tâm lý. Tags: Lá thư bác sĩ
'Nghe nói về phát hiện thuyền cổ, tôi 'đùng đùng' bay ra, về Bắc Ninh...' NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 16/04/2025 2774 từ
Đô thị lấn biển Cần Giờ: Kỳ vọng thành trung tâm mới của TP.HCM ÁI NHÂN 19/04/2025 Sau nhiều năm ấp ủ, hôm nay 19-4 dự án đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ rộng 2.870ha được khởi công với kỳ vọng tạo nên một siêu đô thị xanh, thông minh phát triển bền vững, trở thành trung tâm tài chính - kinh tế, sánh ngang với các đô thị thế giới.
Bàn giao, di lý nghi phạm nguy hiểm Bùi Đình Khánh ngay trong đêm về Quảng Ninh TIẾN NGUYỄN 19/04/2025 Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã bàn giao Bùi Đình Khánh - nghi phạm buôn bán ma túy bắn tử vong thiếu tá công an Nguyễn Đăng Khải - để di lý trong đêm 18-4 về Công an tỉnh Quảng Ninh.
Gặp 'Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị' giữa TP.HCM: Có đồng đội tôi chết đến mấy lần VŨ TUẤN 19/04/2025 Sau hơn 50 năm, người lính thông tin Lê Xuân Chinh với nụ cười tươi rói - biểu tượng chiến thắng trong bức ảnh Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị - đến TP.HCM.
Hà Nội dự kiến sẽ có 126 xã, phường sau sắp xếp, giảm 76% so với hiện nay? PHẠM TUẤN 19/04/2025 Hà Nội vừa có cuộc họp Ban chỉ đạo về sắp xếp, tinh gọn bộ máy với các quận huyện để thống nhất phương án dự kiến số lượng xã phường tại thành phố. Thông tin cho đến nay cho thấy dự kiến toàn thành phố sẽ chỉ còn 126 phường, xã.