Tuần trước, một trong những “trend” của cộng đồng mạng là chuyện VN xếp hạng tư thế giới từ dưới lên về chiều cao, theo số liệu công bố từ tạp chí Dân số thế giới. Nói đến chuyện thước tấc, hầu như ai cũng biết nó phụ thuộc vào gen - yếu tố quan trọng số 1, kế đến là dinh dưỡng, chế độ tập luyện thể thao, môi trường sống. Môi trường sống thì mấy bữa nay cả nước nháo nhào xung quanh chuyện app Airvisual luôn đưa Hà Nội, TP.HCM nằm trong vị trí cao ngất ngưởng về ô nhiễm! Tập luyện thể thao thì ai cũng thấy sân bãi, công viên ở những thành phố lớn ngày càng teo tóp, nhường chỗ cho nhà hàng, khách sạn, chung cư. Còn dinh dưỡng, người Nhật từ chỗ lùn nhất châu Á vào đầu thế kỷ 20, đã có một bước đại nhảy vọt lên tốp đầu hiện nay; ai cũng biết họ tăng đột biến nhờ chương trình sữa học đường áp dụng sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Một ca khác cũng được đề cập là Thái Lan, áp dụng chương trình sữa học đường từ 1985 và đến 1992 thì đạt đến cột mốc mỗi học sinh có 300 ngày uống sữa/năm và mỗi ngày một hộp 200ml, giúp nước này giảm mạnh tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng chiều cao đáng nể... Với VN thì sao? Ngày 8-7-2016, Chính phủ đã phê duyệt chương trình sữa học đường dành cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Tính đến nay, số địa phương thực hiện được chương trình này vẫn hết sức khiêm tốn. Nơi thì than không có kinh phí, nơi thì do các hãng sữa “đánh nhau” tưng bừng để tranh quyền cung cấp. Thứ tư tuần rồi là Ngày sữa học đường thế giới (ngày thứ tư tuần cuối tháng 9 hằng năm), báo Thanh Hóa có bài than thở “Khát khao ly sữa học đường”, kể câu chuyện trẻ vùng sâu vùng xa vẫn chưa biết sữa là gì! Nếu khó khăn của một tỉnh nghèo như Thanh Hóa là vấn đề kinh phí, thì nỗi khổ của một địa phương khá giả hơn như TP.HCM là chưa chọn được nhà cung cấp. Một cán bộ tham gia cuộc họp về chương trình này ở TP.HCM diễn ra giữa tuần trước than thở với tôi: Các hãng đấu nhau dữ quá! Vì sao một chương trình hay và có ý nghĩa quan trọng như sữa học đường lại khó như vậy, khi Chính phủ đã phê duyệt từ 2016 mà giờ đã ba năm hơn trôi qua vẫn chưa đâu vào đâu? Các học sinh Thái Lan uống sữa mỗi ngày nhờ chương trình sữa học đường được nhà vua bảo trợ. (Ảnh: https://www.dreamstime.com) Tôi xin không trả lời câu hỏi này, mà chỉ kể một chuyện đã được sử sách ghi nhận: Năm 1960, đau đáu với chuyện thấp bé nhẹ cân của người Thái, rồi nhìn qua Nhật Bản thấy sự thành công của chương trình sữa học đường, nhưng nghiệt nỗi Thái Lan lại không có ngành chăn nuôi bò sữa lúc ấy, thế là Vua Bhumibhol đi thăm Đan Mạch và nhờ Vua Frederick IX giúp đỡ. Trang trại bò sữa Thái Lan - Đan Mạch được khánh thành ngày 16-1-1962 ở quận Muak Lek, Saraburi. Chính trang trại bò sữa này là tiền đề cho Thái Lan phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, rồi thực hiện thành công chương trình sữa học đường. Sao người ta làm một điều tử tế dễ thế, còn mình thì quá gian nan?■ Tags: Trẻ emSữa học đườngChiều caoĐấu giá sữa
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục TTXVN 26/11/2024 Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp sẽ được nghỉ từ 25-1 đến 2-2-2025 (26 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng).
Hot TikToker Thu Nhi đóng cửa thương hiệu thời trang Meo vì 'bán ế quá' NHẬT XUÂN 26/11/2024 Hot TikToker Thu Nhi - Eat Clean Hồng thông báo đóng cửa thương hiệu thời trang Meo, khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối.
Ông Lê Đức Thọ, Đỗ Thắng Hải xin lỗi Đảng và nhân dân TUYẾT MAI 26/11/2024 Chiều 26-11, phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan kết thúc tranh luận.
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine THANH HIỀN 26/11/2024 Ukraine cáo buộc Nga phóng 188 thiết bị bay không người lái (UAV) vào nước này trong đêm, gây ra thiệt hại nặng nề với lưới điện ở thành phố Ternopil.