Mỗi tuần một chuyện: Xóa sổ nếp nghĩ “quần đùi áo số”

HUY THỌ 03/05/2020 17:05 GMT+7

TTCT - Trong dân gian VN có những câu xem nhẹ nghề thể thao như “tứ chi phát triển, đầu óc ngu si”, “dân quần đùi áo số”… Trong khi đó, xem lý lịch của nhiều VĐV thể thao các nước sẽ thấy không ít người là sinh viên đại học, thậm chí có những nhà vô địch Olympic là bác sĩ, tiến sĩ.

 

Trong những năm tháng theo nghề viết thể thao, tôi nhiều lần được dự những đại hội thể thao như SEA Games, ASIAD… Nếu hỏi về sự khác biệt lớn nhất khi so sánh VĐV thể thao VN với các nước, tôi sẽ không nói về thành tích, điều kiện tập luyện hay trang bị, mà là sự tự tin khi giao tiếp.

Hầu hết các thành viên đoàn thể thao VN luôn co cụm lại với nhau, bỏ mặc một mục tiêu quan trọng không kém huy chương của mọi đại hội, đó là giao lưu nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết. Đơn giản bởi các VĐV - HLV của chúng ta ít biết ngoại ngữ.

Mẫu số chung của phần nhiều VĐV VN là theo tập luyện thể thao chuyên nghiệp từ tấm bé, học văn hóa cho có gọi là học. Vậy nên trong dân gian VN mới có những câu xem nhẹ nghề thể thao như “tứ chi phát triển, đầu óc ngu si”, “dân quần đùi áo số”… Trong khi đó, xem lý lịch của nhiều VĐV thể thao các nước sẽ thấy không ít người là sinh viên đại học, thậm chí có những nhà vô địch Olympic là bác sĩ, tiến sĩ.

 

Hiện những câu chuyện như của Lê Quang Hòa - một VĐV điền kinh và một sinh viên kiến trúc giỏi giang - còn hiếm gặp ở VN. Ngày nào chuyện của Hòa là chuyện thường tình trong làng thể thao, ngày ấy VN mới gọi là có một nền thể thao tiên tiến đích thực!■

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận