TTCT - Bên trong sân đấu có 5.000 khán giả. Hai đội bước vào sân, trận đấu diễn ra. Trên khán đài bỗng vang lên âm thanh…sột soạt của những túi đồ ăn nhẹ. Maria Sharapova nổi tiếng vì những tiếng hét âm lượng cực cao trên sân quần vợt. -Ảnh: The RingeHai tháng trước, người hâm mộ Nhật Bản mừng như bắt được vàng khi chính phủ cho phép các sân bóng mở cửa trở lại cho khán giả. Nhưng niềm vui đến không hề trọn vẹn.Nỗi buồn trên khán đàiKhoảng tháng 7, một số nước châu Á như Nhật đã kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 khá tốt và cho phép các CĐV đến sân vận động trở lại sau 4 tháng trời cấm đoán. Trong khi đó, hầu hết các giải đấu lớn của châu Âu vẫn trong tình trạng cấm khán giả.Nhưng ngay cả với khán giả Nhật, “gông cùm” không hoàn toàn được tháo bỏ. Sân đấu vẫn phải tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội. Trên khán đài, mỗi khán giả phải ngồi cách nhau ít nhất 2 ghế, kể cả những người cùng một gia đình.Các hàng ghế vì thế chỉ có khoảng 1/3 lượng khán giả. Nhưng nỗi khổ lớn nhất của các CĐV là chuyện khác: họ không còn được cất tiếng! Để đảm bảo an toàn, các giải đấu giờ đây quy định CĐV không được la hét cổ vũ. Quy định này khá dễ hiểu, bởi việc hò hét làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh dịch. Để cổ động đội nhà, giờ các CĐV chỉ được phép vỗ tay.Với người Nhật, chuyện đó thật không dễ dàng gì. Nhật Bản là một trong những quốc gia có văn hóa cổ vũ cuồng nhiệt và văn minh nhất. Mỗi đội bóng đều có một hội CĐV đặc biệt, những người suốt trận nhảy múa, hò reo, hát vang những bài hát truyền thống, hoặc những câu cổ vũ đơn giản do họ sáng tác. Cuồng nhiệt một cách kỷ cương là một phần đặc biệt trong truyền thống thể thao của người Nhật.Ngay trong giai đoạn đỉnh dịch, phải cấm CĐV đến sân, Nhật Bản là một trong những quốc gia đưa ra nhiều sáng kiến nhất để khỏa lấp bớt nỗi trống vắng trên khán đài. Ở Đức, một số CLB nghĩ ra cách chụp hình người hâm mộ rồi dán đề-can lên các ghế ngồi.Hầu hết các giải đấu thì áp dụng cách dùng loa phát âm thanh cổ vũ để tạo bầu không khí sôi động. Riêng người Nhật đi xa hơn một bước, họ tạo ra một ứng dụng đặc biệt để CĐV ngồi nhà xem tivi cổ vũ, chỉ cần bật điện thoại lên là có thể truyền tải không khí cổ động của mình đến sân trực tiếp.Tầm quan trọng của các CĐV với thể thao là không phải bàn cãi. Cựu HLV Barca Quique Setién từng nói: “Không có CĐV, mọi trận đấu chỉ như buổi tập”.Thực sự, nhiều đội bóng đã quen với những sân đấu luôn rực lửa xìu hẳn đi khi không còn CĐV. Khi đến sân, người hâm mộ tạo ra những hiệu ứng lớn về hình ảnh lẫn âm thanh. Tuy nhiên, câu hỏi là giữa hai yếu tố đó, yếu tố nào quan trọng hơn? Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, chính tiếng ồn mới là thứ có tác động lớn đến màn trình diễn của các VĐV trên sân.Âm thanh - phần thiết yếu của cuộc chơiCó nhiều lý do để các CĐV Nhật luôn hát không ngừng khi đội nhà thi đấu. Ngoài việc tạo bầu không khí sôi động, âm nhạc thực sự tác động tích cực đến thành tích của VĐV. Một nghiên cứu ở Ý cho thấy khi nghe nhạc, các VĐV cải thiện đáng kể về nhịp tim, sự tập trung cũng như tăng nồng độ hormone hạnh phúc serotonin.Tất cả các yếu tố trên đều tác động tích cực lên việc tập luyện. Tác động thậm chí sẽ càng lớn hơn với những môn thể thao đòi hỏi sức bền như chạy bộ hay đạp xe. Một nghiên cứu của Đại học Georgia Southern (Mỹ) vào năm 2008 cho thấy nếu nghe nhạc khi đang đạp xe, các cuarơ sử dụng ít hơn 7% lượng oxy so với bình thường.Hầu hết mọi người đều có cảm nhận mơ hồ về sự liên quan giữa tiết tấu âm nhạc và sự vận động của cơ thể. Cảm nhận đó đã được chứng minh bằng khoa học: âm nhạc và quá trình vận động thực sự có thể được đồng bộ hóa.VĐV chạy đường dài lừng lẫy người Ethiopia Haile Gebrselassie nổi tiếng với bài hát Scatman khi thi đấu. Ông khẳng định nhịp điệu bài hát là hoàn hảo với các động tác chạy cho cự ly 10.000m. Phải chăng nghe bài hát nhịp điệu càng nhanh thì chạy càng nhanh? Điều đó đúng, nhưng chỉ trong một mức độ phản xạ thính giác còn chấp nhận được.Nhịp độ cao hơn 145 bpm (145 nhịp mỗi phút) hầu như không tạo thêm chút tác động tích cực nào, ngược lại có thể làm rối loạn trí não.Giáo sư Costas Karageorghis của Đại học Brunel (London, Anh) còn chỉ ra rằng âm nhạc có tác động trực tiếp đến những vùng não quan trọng, qua việc giảm nồng độ cortisol (vẫn được cho là hormone gây căng thẳng).Tác động của âm nhạc với khả năng thi đấu rõ ràng đến mức năm 2007, Hiệp hội Điền kinh Mỹ đã quyết định cấm việc sử dụng tai nghe khi thi đấu.Bên cạnh những tác động tích cực, âm thanh còn mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực, mà rõ ràng nhất là ở môn quần vợt. Những tranh cãi về tiếng ồn ở các giải đấu Grand Slam đã làm tốn không biết bao nhiêu bút mực.Chẳng hạn, ở Giải Mỹ mở rộng 1988, Ivan Lendl từng phàn nàn về việc Andre Agassi luôn hét lớn khi thực hiện những cú đánh quan trọng, khiến Lendl “mất nhiều thời gian hơn”.Ở Roland Garros 2009, Aravane Rezai cũng nổi nóng với đối thủ trẻ Michelle de Brito vì những tiếng hét quá lớn của cô này. Cả đám đông khán giả cũng bực mình, dẫn đến việc Brito nhiều lần bị nhắc nhở (nhưng không bị phạt).Tay vợt huyền thoại Martina Navratilova từng nhận định những tiếng hét lớn quá mức “gần như là một hình thức gian lận”. Chris Evert cũng đồng tình với quan điểm đó. Trên thực tế, tiếng hét đủ lớn thực sự có tác động rõ rệt trong quần vợt, khi nhiều tay vợt chuyên nghiệp thừa nhận họ không thể nghe tiếng đánh bóng lúc đối thủ hét lên, vì thế làm chậm đi một chút phản xạ đỡ bóng.Rất nhiều tay vợt lừng danh sở hữu “sức mạnh âm thanh” này, nổi tiếng nhất là Maria Sharapova, Monica Seles, Victoria Azarenka, Agassi... Đơn cử, Azarenka sở hữu âm lượng trung bình lên tới 105 decibel - tương đương gõ thật lực vào một chiếc trống lớn; hay Sharapova đôi khi đẩy âm lượng tiếng hét của cô lên đến 109 decibel - ngang tiếng cưa máy!■Học viện quần vợt đào tạo kỹ năng… hétNăm 2011, tay vợt người Đan Mạch Caroline Wozniacki lên tiếng cáo buộc Học viện quần vợt Bollettieri (hiện là IMG) đã dạy kỹ năng la hét cho các tay vợt. Vụ việc ầm ĩ đến mức WTA sau đó phải làm việc với học viện này, và hơn 1 năm sau, Học viện Bollettieri thừa nhận việc la hét quá ầm ĩ là một hành vi “phi thể thao”, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến đối thủ. Học viện này do HLV lừng danh Nick Bollettieri thành lập.Ông đã đào tạo ra hàng loạt tay vợt lớn như Andre Agassi, Jim Courier, Monica Seles, Mary Pierce, cũng như từng huấn luyện Sharapova, Martina Hingis, chị em nhà Williams… Có thể thấy, hầu hết các tay vợt nổi tiếng với việc gào thét là học trò của Bollettieri. Tags: Cổ động viênDragon LadyQuan tòaÂm thanh
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Đề xuất vàng mã, túi nilông, thuốc diệt cỏ vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt THÀNH CHUNG 22/11/2024 Bên cạnh đề xuất bổ sung một số mặt hàng vào diện chịu thuế thì một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị giãn áp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ yêu cầu nhân viên liên bang quay lại làm việc toàn thời gian KHÁNH QUỲNH 22/11/2024 Ban Hiệu suất chính phủ do hai tỉ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy lãnh đạo tuyên bố sẽ yêu cầu viên chức quay lại làm việc tại văn phòng 5 ngày/tuần như thời điểm trước đại dịch COVID-19.