Trao đổi với TTCT về câu chuyện cổ phần hóa (CPH), ông Sandeep Mahajan cho rằng con số 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hóa trong hai năm là đầy tham vọng, đặc biệt dựa trên bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn chưa hồi phục, các thị trường vốn vẫn chưa lấy lại niềm tin. Ông nói: Ông Sandeep Mahajan - Ảnh: QUỲNH TRUNG Tôi nghĩ để đánh giá mục tiêu này có khả thi hay không, chúng ta phải xem “sức đẩy” đã được xây dựng như thế nào trong những năm gần đây. Khi chúng ta nhìn lại năm 2011, 2012 chỉ có 25 DNNN được CPH. Con số này tăng gấp ba lần lên 74 doanh nghiệp vào năm 2013. Trong năm 2014 đã tăng lên hơn 100 doanh nghiệp. Con số này tăng lên theo từng năm là một tín hiệu tốt. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam đã rất quyết liệt, qua đó xây dựng nền tảng tốt cho việc CPH. Tôi không biết con số 432 DNNN có khả thi hay không nhưng tôi hi vọng Việt Nam có thể đặt mục tiêu CPH ít nhất 200 hoặc 300 DNNN trong năm nay”. Một chuyên gia kinh tế cho rằng không nên đặt mục tiêu về số lượng vì có thể khiến cổ phần các DNNN bị bán với giá rẻ, trong khi chất lượng quản trị lẫn tính minh bạch đều không được cải thiện. Quan điểm của ông như thế nào? - Tôi nghĩ mục tiêu của CPH chính là cải thiện sự hiệu quả, cải thiện các nguồn lực và cái cách mà các nguồn lực được sử dụng, và tất nhiên là cải thiện nền kinh tế quốc gia. Tôi chắc chắn đây chính là những lý do lý giải nguyên do tại sao Việt Nam tiến hành CPH. Việt Nam muốn CPH DNNN để áp dụng cách quản lý tư nhân, các kỹ năng của khối tư nhân vào các doanh nghiệp quốc doanh, đồng thời muốn cải thiện mô hình quản trị tập thể trong các doanh nghiệp quốc doanh. Việt Nam cũng mong muốn những DNNN trở nên cạnh tranh hơn và giảm gánh nặng tài chính lên bầu sữa ngân sách. Nghĩa là không nên chạy theo số lượng? - Đúng vậy. Đừng nên tập trung vào con số sẽ được CPH. Hãy theo đuổi những mục tiêu về chất lượng và đó chính là mục tiêu cần phải đạt được. Nếu chạy theo số lượng, bạn sẽ không đạt được những mục tiêu về chất lượng. Theo ông, nên giảm tỉ lệ sở hữu của nhà nước trong các DNNN như thế nào? - Đây chỉ là một phần của câu chuyện và hãy quay lại câu chuyện tại sao Việt Nam đang CPH DNNN. Nếu Việt Nam giảm phần vốn nhà nước sẽ tạo ra cơ hội cho khu vực tư nhân, nơi có kinh nghiệm quản lý. Nhưng đó không phải là một quá trình tự động chỉ bởi vì bạn chuyển nhượng cổ phần. Bạn phải chắc chắn rằng cổ phần phải được chuyển một cách minh bạch, được chuyển đến đúng người mua có đủ kinh nghiệm để điều hành công ty và có cơ cấu quản lý chuyên môn. Nó không phải là câu hỏi luân chuyển những công ty này, mà là tất cả quá trình này cần phải được thực hiện theo một cách công bằng, minh bạch và đúng kỹ thuật. Nếu quá trình CPH không đạt hiệu quả thật sự, nó sẽ gây cản trở như thế nào đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế Việt Nam? - Bạn phải tìm hiểu xem tại sao CPH DNNN lại không hiệu quả. Trong một vài trường hợp, CPH hiệu quả, vài trường hợp thì không. Một lần nữa tôi muốn nhắc lại rằng quy trình CPH phải được thực hiện một cách đầy đủ và quản lý không được chuyển giao cho những người thân cận với chính quyền hoặc một ai đó trong chính quyền. Quy trình CPH được thực hiện theo phương thức chuyển cổ phần từ nhà nước sang sở hữu tư nhân. Chúng tôi đã nhìn thấy khá nhiều tấm gương xấu về CPH DNNN ở Đông Âu - nơi có các công ty thân cận với nhà nước. Tôi không nói là chuyện này xảy ra ở Việt Nam nhưng có một số tấm gương tốt nên noi theo và một số tấm gương xấu phải tránh đi. Do đó bạn phải theo đuổi quá trình CPH một cách cẩn thận để chắc chắn sự quản lý của những công ty nhà nước được chuyển giao cho các nhà đầu tư tư nhân phù hợp theo một cách cạnh tranh. Và một khi sự chuyển giao được hoàn tất, bạn phải chắc chắn rằng quản trị tập thể trong công ty được cải thiện và tuân theo các quy định, quy tắc quản trị. CPH không có nghĩa là DNNN được tư nhân sở hữu hoàn toàn về mặt kỹ thuật. Vấn đề của các DNNN là họ thường có khuynh hướng được ưu đãi khi tiếp nhận đất đai và tín dụng, làm méo mó sân chơi của khu vực tư nhân. Thậm chí sau khi CPH, những nguy cơ này vẫn còn đó. Do đó, cần phải nỗ lực để hủy bỏ những ưu đãi dành cho các DNNN để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tags: Cổ phần hóa
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII TTXVN 25/11/2024 Sáng nay 25-11, tại trụ sở Trung ương Đảng đã khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới về chuyển tuyến, chi trả bảo hiểm y tế TUỔI TRẺ ONLINE 25/11/2024 Dự kiến đầu tuần tới Quốc hội sẽ xem xét dự luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với nhiều điểm mới như khám, chữa bệnh tại nhà được bảo hiểm chi trả...
Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi CÔNG TRUNG 25/11/2024 Lừa đảo từ việc mạo danh shipper ngày càng tinh vi, khiến khách hàng lúng túng và rơi vào vòng xoáy mất tiền mà không hề hay biết.
Nhà Trắng im ắng cả tháng sau bầu cử, ông Biden và bà Harris đang ở đâu? THANH HIỀN 25/11/2024 Ông Biden dường như đang giữ khoảng cách với truyền thông, bà Harris nghỉ phép để dành thời gian bên gia đình.