Nghề nồi Đô Lương

VŨ TOÀN - SỸ MINH 26/11/2012 04:11 GMT+7

TTCT - Nghề nồi là nghề truyền thống và khá đặc biệt bao đời nay ở xã Trù Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An). Đặc biệt bởi nghề chân lấm tay bùn, nắng nôi nếm trải với giọt mồ hôi luồn nước mắt nhưng chỉ riêng những người phụ nữ “độc diễn”.

Phóng to
Sau ba ngày phơi khô, nồi được xếp vào lò chuẩn bị đốt

Từ việc đi mua, chở đất, nhồi đất, cắt đất, tạo dáng hình những cái niêu nấu cơm, niêu kho tộ, chõ hông xôi, nồi nấu nước chè xanh, nồi rang, ấm sắc thuốc... tất cả đều do người phụ nữ làng Trù nghèo này đảm đang sớm - trưa - chiều - tối, quanh năm suốt tháng.

Mỗi tháng, một gia đình làm được khoảng 200 cái nồi. Bình quân mỗi nồi chỉ bán được 2.500 đồng với điều kiện người chồng phải thồ vào tận Quảng Bình, Quảng Trị xa hàng trăm kilômet để bán.

Giữa trưa nóng bức, thật cảm phục khi nhìn những ngón tay thô ráp, đen gầy của phụ nữ làng Trù khéo léo biến những vắt đất sét nhuyễn thành niêu, nồi với nhiều kiểu dáng khác nhau chỉ trong vài chục phút. Đồ nghề của họ thật đơn giản, chỉ mỗi bàn xoay bằng gỗ và một ít tro bếp. Tất cả tùy thuộc vào ngón chân cái lấm bùn của người thợ điều chỉnh từng li bàn xoay để tạo hình sản phẩm.

Phụ nữ làng Trù bảo: “Khi nghề nông rỗi chúng tôi tranh thủ nghề nồi. Nghề được mẹ bày cho từ lúc 17 tuổi. Rồi chúng tôi lại truyền cho con gái để vừa kiếm cái ăn vừa giữ được làng nghề”.

Phóng to

Sau khi hết mùa vụ, phụ nữ xã Trù Sơn lại bắt tay vào làm nồi đất. Trong ảnh là công đoạn lên khuôn

Phóng to
Công việc chuyển nồi vào lò cũng chỉ một hoặc hai phụ nữ làm
Phóng to
Sau khi đốt nhẹ lửa khoảng một giờ thì để nhỏ lửa và bắt đầu đảo nồi để nhiệt độ tăng đều
Phóng to
17 tuổi đã được mẹ truyền nghề
Phóng to
Những phụ nữ cần mẫn tạo dáng hình cho đất
Phóng to
Trai tráng chở rơm tiếp nhiên liệu cho lò đốt
Phóng to
Nồi được những người chồng chở bằng xe đạp thồ đưa đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận