TTCN - Sau cuộc xuất hiện ấn tượng tại Giải Sao Mai với Bên bờ ao nhà mình, rồi ra album cuối năm Quí Mùi 2003 (28 tết), hình ảnh Ngọc Khuê dường như đã gắn hẳn với con chuồn chuồn: Chuồn chuồn ớt, trưa hè nóng bức, bắt đem cắn rốn, tập bơi… (ca khúc Chuồn chuồn ớt của Lê Minh Sơn). Phóng toTTCN - Sau cuộc xuất hiện ấn tượng tại Giải Sao Mai với Bên bờ ao nhà mình, rồi ra album cuối năm Quí Mùi 2003 (28 tết), hình ảnh Ngọc Khuê dường như đã gắn hẳn với con chuồn chuồn: Chuồn chuồn ớt, trưa hè nóng bức, bắt đem cắn rốn, tập bơi… (ca khúc Chuồnchuồn ớt của Lê Minh Sơn). Cứ cho là vì thế mà Ngọc Khuê “biết bơi”- và tự tin xuất phát từ bờ ao nhà mình. Thị trường âm nhạc như có thêm một luồng sinh khí mới vì tỏa ra từ toàn bộ album Bên bờ ao nhà mình là một năng lượng… bẻ gãy sừng trâu. Nghĩ thử xem, một cô bé mới lớn má thắm môi son mà chỉ quanh quẩn trồng lúa trồng khoai và... đợi anh. Cái nguồn năng lượng ấy nó mới âm ỉ, dồn nén đến đâu. Album đầu tay đã tập hợp đủ bài để phác họa nên chân dung điệu đà mới lớn của thôn nữ Ngọc Khuê (trong mỗi cô gái đều có một thôn nữ!). Ngay Nguyễn Cường cũng trẻ khó nhận ra với Để em mơ. Còn lại là tác phẩm của Lê Minh Sơn. Và Khuê diễn tả chính mình đạt đến độ người ta ngờ rằng cô hẳn được các nhạc sĩ nắn đến từng câu chữ. Qua album thấy Khuê hoàn toàn làm chủ giọng hát của mình. Người khác hát theo kiểu của cô có thể gây hiệu ứng… buồn cười, nhưng với giọng kim của Khuê thì không. Cũng có thể do cô học hát từ rất sớm - lớp 6 đã vào Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, vài năm đầu học song song thanh nhạc và piano. Lớp 7-8 đại diện Cung Thiếu nhi Hà Nội thi Búp sen hồng tại Huế, đoạt HCV bài Mưa rơi (dân ca Thái). Năm lớp 10 và 12- hai HCV Giọng hát hay phát thanh truyền hình Hà Nội cùng hai giải người hát dân ca hay nhất. 2001 HCV Giọng hát HSSV chuyên nghiệp toàn quốc… Ông bà nội của Khuê trước ở Hàng Bông, bố mẹ Khuê “di cư” sang Gia Lâm và năm 1983 sinh cô ở đây. Mẹ là cô giáo dạy văn có giọng hát. Bố là nhạc sĩ, họa sĩ Phạm Ngọc Khôi (trùng tên với thành viên ban nhạc Hoa Sữa trước đây), do đó Khuê làm quen những nốt nhạc đầu tiên từ hồi mẫu giáo. Khuê có hai chị gái nhưng không ai dính dáng gì đến âm nhạc. Ban Làn Sóng Trẻ thành lập cuối năm 2000 có Ngọc Khuê. Người cầm trịch là Lê Minh Sơn, thầy giáo dạy khoa thanh nhạc - nhạc nhẹ của trường, người theo lời Khuê “biết em từ hồi em còn bé.” Liên hoan các ban nhạc SV toàn quốc tại Nhà hát lớn cuối 2001, Làn Sóng Trẻ đoạt giải ban nhạc phong cách. Khuê từng nhiều lần theo ban đi hát í ới ở hội nghị khách hàng của các công ty - “rất được thích vì ở đó nhiều Tây!”. Đảo Tuần Châu, Hạ Long vòng loại chung kết Giải Sao Mai, Khuê mang số báo danh 57 (cuối cùng), khi đang ngồi dưới xem Khánh Linh nghe khán giả bàn tán: “Đấy hát phải thế chứ. Như cái con bé bên cầu ao chả ra cái gì mà cũng được vào!”. Cho rằng thứ nhạc mình đang theo đuổi kén người nghe, cô không dám hát Bên bờ ao... ngay từ vòng đầu, sợ trượt. Bố cô thoạt tiên cũng không muốn cho con gái thi bài này. Chính các bạn cùng học phổ thông gặp cô bảo “tao thấy mày hát rất hay nhưng chẳng hiểu bài hát ấy nói về cái gì”. Nhưng quan trọng là âm nhạc đã khiến những người tuổi 20 bước đầu thấy hay. Vòng ngoài chung khảo, Khuê hát hai bài, thêm Người ở người về. Các nhạc sĩ trong ban giám khảo đều có lời khen. Trước đêm quyết định, nhạc sĩ Trần Tiến còn kéo cô ra dặn: “Hôm nay con hát bớt điên đi nhé!”. Quả có bớt thật, vì khớp, vì bị “mọi người đặt nhiều hi vọng quá!”. Sau giải, có công ty trong Nam đề nghị Khuê làm ca sĩ độc quyền nhưng cô từ chối. Hiện Khuê đang bận chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc tháng năm tới; sau đó cô sẽ làm live - show tại Hà Nội (có thể Nhà hát lớn) và các tỉnh lân cận. Và không quên thi vào đại học thanh nhạc. Khuê thích nghe nhạc bossa nova. Hồi lớp 8-9 không hẳn theo trào lưu Khuê thật lòng thích Đan Trường và thần tượng Lam Trường, thích cả Backstreet Boys. Thần tượng của cô bây giờ là Anh Thơ (giảng viên khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội). Hai chị em chơi với nhau. Khuê khen giọng chị Thơ, gọi là “giọng kinh điển”. Cô cũng thích Phương Thanh về nhiệt huyết trong phong cách biểu diễn. Hỏi Khuê thần tượng là gì. Trả lời: “Là những người có phẩm chất tốt đẹp mà em có thể học tập được.” Trong cuộc sống nói chung hay chỉ về chuyên môn thôi? Ngập ngừng một lúc: “Chuyên môn thôi!”. Cô thích bài hát của Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Đoàn Bổng, Doãn Nho, còn nhạc Ngọc Đại âm u làm cô sợ: “Cả những bài như Khúc phiêu ly, Khoảng trống (Phó Đức Phương), em nghe cứ sởn gai ốc. Trong khi nhạc Lê Minh Sơn trong sáng, thánh thiện thế!”. Rồi nói về tác giả Bên bờ ao...: “Anh Sơn là người anh, người thầy theo đúng nghĩa của người thầy, người anh. Rất thân thiết, giúp đỡ em trong mọi hoàn cảnh, cuộc sống cũng như công việc.” Sau khi cả nước biết Khuê được giải, đại diện Hội đồng hương huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên viết hẳn một lá thư đánh máy vi tính, chúc mừng “cháu đã mang về niềm tự hào cho quê hương”. Khuê trả lời hầu hết những lá thư khác của người hâm mộ vì cho rằng những tình cảm ấy không gì mua được. “Có cả chục tỉ cũng không bao giờ mua được những người hâm mộ thật sự!”.
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Doanh thu cơ quan báo chí giảm mạnh, cần ưu đãi sâu về thuế thu nhập TIẾN LONG 22/11/2024 Cơ quan báo chí, truyền thông hiện đang khó khăn cần chính sách ưu đãi ở mức không chịu hoặc chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Gần 150 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn không phải của binh lính nhà Thanh PHẠM TUẤN 22/11/2024 Ngày 22-11, nhà chức trách cho biết gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn, Hà Nội là của người dân bình thường, được chôn cất ở đây từ 50-70 năm.