TTCT - Thành phố nào cũng có một đời sống thứ hai của nó, không ai quy hoạch được. Đời sống của một hàng cây, những gương mặt, những quán cà phê quen từng chiếc ghế, đôi khi là cả sự cẩu thả nơi vỉa hè đầu ngõ... Phóng to Ảnh: Anh Tú Hà Nội là thế, và từ lâu rồi đã thế. Giờ thì Hà Nội đã là nơi trú ngụ của dăm bảy triệu người, nhưng vẫn chỉ có một Bùi Xuân Phái, một Tô Hoài, vài ba quán phở, quán cà phê... nằm mãi trong tâm thức người Hà Nội. Nếu giả sử không có Bùi Xuân Phái trên đời này thì diện mạo một Hà Nội cũ, một Hà Nội của ông, do ông phát hiện cũng không tồn tại nữa. Có chăng chỉ là ít bức bưu ảnh người Pháp chụp ngày mới sang nặng mùi thực dân. Ông đã kéo dài tuổi thọ của Hà Nội đến vô cùng, vượt ra ngoài biên giới. Có một lần gặp một vị giáo sư già người Việt tại Úc, ông nói với tôi ngày xưa nhà ông ở Cống Chéo Hàng Lược, đi một đoạn sang Hàng Thiếc là đến nhà ông Phái. Bây giờ ở xứ người, mỗi lần nhớ quá ông phải bay từ Melbourne về Sydney đến nhà một người quen, một bác sĩ người Úc, để ngắm bức tranh Bùi Xuân Phái vẽ góc phố nhà ông thuở nào mà vị bác sĩ này đang sở hữu, treo trang trọng tại phòng khách. Lại nhớ có một lần tôi cùng nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân, nay đã là người thiên cổ, đến thăm cụ Phái. Đang nói chuyện nghệ thuật bên chén rượu trắng thì có một vị khách không mời mà đến. Anh ta là cán bộ quận đến hỏi về chuyện nhà đất. Xong việc, chưa về, anh ngồi nhìn những bức Phố của ông Phái treo trên tường rồi hào hứng nói: “Rồi “Hà Lội” chúng ta sẽ xây những ngôi nhà cao tầng, những cửa hàng mậu dịch lớn, xóa sạch đi những dãy nhà lúp xúp khổ sở kia ông nhỉ!”. Ông Phái chỉ cười, chúng tôi cười theo. Bây giờ nghĩ lại thấy lời anh chàng nhà đất kia nói phần nào đã thành sự thật nhưng là một sự thật khác, xô bồ hơn. Tất nhiên tôi không hề có ý định phản bác, phủ nhận dòng chảy tất yếu của đời sống buộc phải từng ngày thay đổi, cũng không muốn đặt mình như một người hoài cổ. Nhưng vẫn thấy tiếc nuối một cái gì, không cụ thể, đang rời xa, không thể níu kéo, khiến mình ngày càng lạc lõng. Cuộc mưu sinh gấp gáp thời kinh tế thị trường đã thay đổi diện mạo Hà Nội từng ngày. Cả Hà Nội là những cửa hàng mặt phố. Có sẵn thì tốt, không có thì cặp thêm vào, ngược xuôi, tất bật. Quán xá thay dần những bữa cơm gia đình, tạm bợ cẩu thả. Miến lươn, phở gà, phở bò chung một nồi nước dùng mì chính. Bát bún riêu có thêm cả bò tái và trứng vịt lộn... Thì ra sự tiếc nuối bắt đầu từ đó, từ cách ăn cách ở, từ lời nói đến hành vi. Thêm nữa, có những lúc chùng lòng, đi bộ những phố quen, muốn tìm những gì còn sót lại, phải ngửa cổ, ngước mắt nhìn ngắm một đầu hồi, một ô cửa sổ nằm khép nép sau những dãy hàng cơi nới, cũng may còn có một lùm cây an ủi. Thôi thì biết làm sao, chờ đến đêm về Hà Nội ngủ yên, ta đi bộ lại vậy. Tags: Tạp bút
Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM hoàn thành tinh gọn, sắp xếp bộ máy đúng tiến độ Trung ương đề ra CẨM NƯƠNG 03/02/2025 TP.HCM đã hoàn thành tổng kết thực hiện nghị quyết 18, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đúng với yêu cầu và tiến độ đề ra, đảm bảo chặt chẽ, thận trọng, bám sát chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP.
Ông Lê Hoài Trung làm chánh Văn phòng Trung ương Đảng THÀNH CHUNG 03/02/2025 Bí thư Trung ương Đảng Lê Hoài Trung được bổ nhiệm giữ chức chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Một trạm thu phí ở miền Tây phải xả trạm 43 lần trong dịp Tết MẬU TRƯỜNG 03/02/2025 Từ ngày 25-1 (ngày 26 tháng chạp) đến hết 2-2 (mùng 5 tháng giêng), trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phải xả 43 lần theo yêu cầu của cảnh sát giao thông hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre để giảm ùn tắc.
Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 48: Vì sao mắc cúm mùa có thể dẫn đến tử vong? DƯƠNG LIỄU 03/02/2025 Nữ minh tinh Từ Hy Viên (Đài Loan) vừa qua đời ở tuổi 48 vì bệnh cúm và viêm phổi, khiến nhiều người bất ngờ. Đáng nói, căn bệnh cúm mùa, viêm phổi khiến Từ Hy Viên tử vong là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam.