TTCT - Kỷ niệm hai sự kiện quan trọng vào tháng 6-2022: 350 năm ngày sinh Sa hoàng Peter I và Ngày nước Nga (12-6), Matxcơva đã gởi đi thông điệp khẳng định nỗ lực tự cường trong điều kiện bị Mỹ và phương Tây cô lập. Theo tường thuật của báo chí Nga, trước thềm Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg dự kiến tổ chức vào ngày 15-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp gỡ các doanh nhân, kỹ sư và nhà khoa học trẻ tại Cung Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, Matxcơva. Cuộc gặp diễn ra ngày 9-6 trong khuôn khổ triển lãm “Peter I - Sự ra đời của đế chế” kỷ niệm 350 năm ngày sinh Peter Đại đế (1672-1725). Ảnh: PoliticoLại những yêu sách lãnh thổ?Nhấn mạnh thế giới đang đổi thay nhanh chóng với các chuyển đổi địa chính trị, khoa học và công nghệ, Tổng thống Nga khẳng định “nếu muốn yêu sách một vai trò lãnh đạo, dù không phải lãnh đạo toàn cầu mà chỉ một khía cạnh nào đó, bất kỳ quốc gia nào cũng phải đảm bảo chủ quyền của mình”, và nếu một đất nước không có khả năng đưa ra quyết định độc lập thì đất nước đó ở mức độ nào đấy, “đã là thuộc địa”.Theo ông Putin, chủ quyền quốc gia được hợp thành từ những yếu tố quân sự - chính trị và kinh tế, sao cho sự phát triển trong các lĩnh vực cơ bản không phụ thuộc vào bất kỳ ai trong các công nghệ quan trọng, trong đảm bảo khả năng sống còn của xã hội và nhà nước. Đặc biệt nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh sự liên quan mật thiết các thành phần cấu thành chủ quyền.Tiếp đó, nhà lãnh đạo Nga nhắc đến cuộc triển lãm kỷ niệm 350 năm ngày sinh Peter I, mà theo cảm nhận của ông, mọi việc “hầu như chẳng có gì thay đổi” ở nước Nga ngày nay so với thời Peter I. Ông nhắc lại Peter I đã tiến hành cuộc chiến tranh phương Bắc dài 21 năm chống Thụy Điển và liên minh các quốc gia Bắc Âu để chiếm vùng Baltic. Ông nhắc giới trẻ Nga rằng “số phận đã định đoạt cho chúng ta là lấy lại và củng cố”, như thể bây giờ vẫn là thế kỷ 18.Cũng trong sự kiện, ông Putin kể lại cuộc nói chuyện với Giáo chủ Chính thống giáo Nga Kirill: “Chúng tôi thảo luận về sự học, đột nhiên ông nói với tôi: sự học rất quan trọng, là then chốt, nhưng không có giáo dục ta sẽ không nhận được gì, bởi vì ta có thể dạy một người một điều gì đó, nhưng việc người đó sẽ sử dụng kiến thức của mình như thế nào - đó mới là vấn đề”.Rút khỏi hệ thống BolognaĐường lối phát triển giáo dục là một trong những vấn đề được bàn luận gần đây ở Nga, sau khi Bộ trưởng Khoa học và giáo dục đại học Valery Falkov hồi cuối tháng 5 tuyên bố ý định từ bỏ hệ thống Bologna của châu Âu. Ở nhiều cấp độ khác nhau, các cuộc thảo luận đã diễn ra quanh chủ đề “hệ thống giáo dục độc đáo của riêng Nga” sẽ như thế nào.Nga đã tham gia hệ thống giáo dục Bologna từ năm 2003. (Quá trình Bologna bắt nguồn từ một tuyên bố được bộ trưởng từ 29 quốc gia ký vào ngày 19-6-1999 tại Đại học Bologna. Có 49 quốc gia, bao gồm Nga, đang tham gia chương trình).Trước đó, hệ thống giáo dục trung và đại học của Liên Xô được hình thành từ nhu cầu của nền công nghiệp Xô viết. Khi ngành công nghiệp này kết thúc cùng với sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, hệ thống giáo dục cũ đã mất đi ý nghĩa. Không thể tạo một hệ thống mới trên cơ sở cũ, Nga đã tham gia quy trình Bologna.Quy trình Bologna ngụ ý việc tuân thủ hai điều kiện quan trọng: (1) phân chia giáo dục đại học thành ba cấp: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ; và (2) công nhận bằng cấp lẫn nhau. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valentina Matviyenko, “Nga đã không hội nhập được vào hệ thống Bologna. Trái với những lời hứa của phương Tây, bằng cấp và học hàm học vị của Nga tiếp tục bị phân biệt đối xử, trong khi đó những thành tựu tốt nhất của giáo dục Nga lại mất đi”. Hiện Ủy ban Đuma quốc gia về khoa học và giáo dục đại học, cùng với Chính phủ Nga, đã bắt đầu tiến hành các bước thiết thực để rút Nga khỏi hệ thống Bologna.Những tuyên bố và hành động cứng rắn đã được các nhà lãnh đạo Nga đưa ra cho thấy cuộc chiến Ukraine sẽ còn dai dẳng và khốc liệt. ■Như minh họa cho câu chuyện của ông Putin về sự đoàn kết xã hội để giải quyết những vấn đề quốc gia và đảm bảo phát triển những lĩnh vực cơ bản, tờ Vesti cuối tháng 5-2022 cho biết: máy bay vận chuyển hành khách phổ biến nhất của Nga Sukhoi Superjet 100, được chế tạo hoàn toàn bằng linh kiện trong nước, chuẩn bị cất cánh. Nếu như trước đây, chỉ có vỏ máy bay này được sản xuất tại Nga, thì giờ đây với mỗi thiết bị nhập khẩu, một thiết bị tương tự trong nước đã được chuẩn bị, theo Vesti. Dự kiến mỗi năm Nga sẽ sản xuất 20 chiếc Sukhoi Superjet 100 với thiết bị trong nước. Tags: NgaChâu ÂuVladimir PutinChiến tranh Nga UkraineYêu sách lãnh thổ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Đội hình tuyển Việt Nam đấu Myanmar: Cột mốc lịch sử với Nguyễn Xuân Son HOÀNG TÙNG 21/12/2024 Trong đội hình tuyển Việt Nam đấu Myanmar (20h ngày 21-12) có tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Điều này đánh dấu cột mốc lần đầu đội tuyển quốc gia sử dụng cầu thủ nhập tịch ở giải đấu chính thức.
Hàng trăm nghìn người Cuba biểu tình phản đối Mỹ cấm vận: Cuba cần giao thương với các quốc gia KHÁNH QUỲNH 21/12/2024 Ngày 20-12, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel và cựu chủ tịch Raul Castro cùng hàng trăm nghìn người đã tham gia biểu tình tại Havana, nhằm phản đối lệnh cấm vận của Mỹ.
Đã đến lượt Việt Nam chưa? TRƯƠNG BẢO CHÂU 21/12/2024 Có lẽ chưa khi nào những concert được yêu thích của thị trường văn hóa giải trí Việt Nam lại được nhắc nhiều ở nghị trường như bây giờ.
Giang hồ cộm cán đem hung khí ra tận mỏ cát bắt chủ 'chia mỏ' VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG 21/12/2024 Giang hồ cộm cán ở Quảng Ngãi cho người ra bãi cát gây chuyện, đe dọa, tạo sức ép rồi ngang nhiên cho xe ra bãi cát doanh nghiệp trúng đấu giá xúc cát mang đi bán. Đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản.