TTCT - Sáng chủ nhật, tôi đi chợ. Lâu rồi tôi chưa đi chợ sáng như thế này. Đang đi chợt dừng lại vì một cụ già ngồi ngay cổng chợ với một cái rổ con nào là ớt, rau dền, mướp, rau đay. Mỗi thứ một chút, có lẽ cả “gian hàng” ấy giá chỉ khoảng hai chục ngàn đồng. Tôi cúi xuống nghe bà lão kể: “Mướp hương đó cô ơi, của nhà trồng, rau dền, rau đay cũng hái ở vườn cả. Nhà có mỗi hai vợ chồng già, trồng ít rau quả mà con cháu chẳng thấy đứa nào về ăn, thôi đành mang ra chợ bán kiếm tiền mua thêm đồng quà tấm bánh cho các cháu khi có dịp. Để đấy lỡ vài hôm nó già cũng phí đi, công mình chăm bón mà cô”. Phóng to Minh họa: Đỗ Trung Quân Tôi mua tất cả rổ ấy bởi bỗng nhớ đến cha mẹ già ở quê. Có lẽ, vườn rau và giàn mướp của mẹ cũng đang chờ đợi tôi từng ngày ở làng quê nghèo miền Trung ấy... Con hẻm nhỏ mở ra thành phố lớn Thành phố thì rộng, con hẻm dẫn vào nhà tôi thì hẹp. Hẻm thì hẹp, người trong hẻm thì đông. Những buổi sáng vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người đầu tiên tôi thường gặp là ông Tề, dáng cao khều đứng quét sân. Ông không quét cho riêng sân nhà ông mà còn quét cho cả con hẻm. Nhờ ông mà các hộ nhà giàu bớt tranh luận mỗi lần họp tổ dân phố về việc chó nhà ai làm mất vệ sinh. Ông Tề vừa quét xong con hẻm là đến lượt bà Tiếng đẩy xe có cái chuông leng keng ra phố bán sữa đậu nành. Người bà gầy, khô đét. Có hôm trời lạnh, bà mặc phong phanh chiếc áo bà ba cũ, sức yếu, đẩy xe không nổi khiến tôi phải phụ. Bà thương lũ học sinh lắm, hay bán chịu sữa cho những đứa không tiền. Có những phụ huynh học sinh quen biết lâu lâu ghé lại tặng bà một mớ quần áo cũ. Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là anh Mười Honda, sửa xe ở đầu phố nhưng hòm đồ nghề và bình điện thì anh lại gửi một nhà người quen trong hẻm. Sáng nào anh cũng vào hẻm lấy đồ nghề sớm. Thường thì anh đi bộ một mình, nhưng dạo gần đây anh đi xe gắn máy, chở đằng sau một cô. Hai người có vẻ gắn bó với nhau lắm. Trước khi anh vào nhà quen lấy đồ nghề, cả hai đứng nói chuyện cười đùa với nhau một lúc rồi mới hôn nhau chia tay. Sau đó, cô gái lái xe ra khỏi hẻm. Anh đẩy bình điện và hòm đồ nghề ra đầu phố. Hơn một tuần nay không thấy anh vào hẻm, hỏi người quen mới biết anh không còn sửa xe nữa mà đã xin làm bảo vệ cho xí nghiệp may của cô gái kia... Thế đấy, con hẻm dẫn vào nhà tôi thì hẹp nhưng có thể mở ra một thành phố rộng. Sáng sáng ra khỏi nhà đi tập thể dục, tôi lại được thấy những nụ cười, được nghe những lời chào hỏi từ mọi người. Tôi bỗng thấy mình tập quét khoảng sân trước nhà tôi và cả khoảng sân nhà hàng xóm từ lúc nào không rõ. Bỗng hiểu, dù nghèo khó, ta vẫn có thể cho người khác một thứ gì đó... Nép mình mưu sinh Nhật ký thân mến, Ngày nào ta cũng đi trên con đường ấy để đến trường và bao giờ cũng thế, ta luôn nhìn thấy chú ấy - người đàn ông đã luống tuổi làm nghề dán điện thoại ngồi nép mình trên vỉa hè, lẻ loi và cô độc. Chú thường ngồi nhìn bâng quơ ra dòng người đang ngược xuôi tấp nập ngoài kia, đôi mắt xa xăm nặng trĩu những âu lo, mệt mỏi. Chỗ chú làm việc là một góc nhỏ trên vỉa hè, vỏn vẹn gồm cái biển hiệu be bé với dòng chữ mờ nhạt “Dán điện thoại, laptop”, thêm một cái giỏ đựng mấy tờ giấy decal cùng vài ba chiếc ghế nhựa đã nhuộm màu nắng gió. Tất cả những thứ ấy đều lướt qua đôi mắt người đi đường nhưng chẳng đủ sức níu kéo bước chân họ dừng lại. Thỉnh thoảng chú cũng có khách nhưng ít và vắng lắm… Nhiều lúc ta tự hỏi không biết chú ấy phải dán bao nhiêu chiếc điện thoại (laptop thì hơi hiếm) mới kiếm đủ cái ăn cho một ngày? Có thể ở những cửa hàng có mặt tiền hẳn hoi thì đây là một công việc nhẹ nhàng, dễ dàng hái ra tiền, nhưng ở cái nơi chỉ toàn sinh viên sống nhờ vào tiền của cha mẹ hằng tháng thì lấy đâu ra tiền để mua những nhu cầu ấy! Chiều nay trời bất chợt đổ cơn mưa rào, ta chạy vội vào núp dưới bóng cây ven đường. Bỗng giật mình khi thấy bóng chú gầy liêu xiêu đang gấp gáp thu dọn đồ đạc lên chiếc xe đạp cũ kỹ đã tróc hết lớp sơn bên ngoài. Rồi chú đạp vội đi trong màn mưa giăng trắng xóa, chiếc áo mưa tiện lợi dùng để che “đồ nghề”, còn chú chỉ có mỗi manh áo cộc vừa để che thân vừa để che mưa. Một số phận trên dòng chảy cuộc đời đang nhọc nhằn với cuộc mưu sinh... TTCT cảm ơn các bạn: manhi pham, Nguyễn Bảo Quyên, Hương Kiều, Ly Hoa, Nguyễn Thị Kim Hòa,... đã gửi bài viết cho mục Nhật ký thành phố. Mọi thư từ, bài vở cộng tác mục này xin gửi: tuoitrecuoituan@tuoitre.com.vn, mục Nhật ký thành phố.
Tin tức sáng 22-3: Vingroup góp vốn công ty bảo hiểm của Techcombank; Tỉ giá chợ đen tăng 'nóng' BÌNH KHÁNH 22/03/2025 Tin tức đáng chú ý: Tỉ giá chợ đen tăng 'nóng'; Vingroup góp vốn vào công ty bảo hiểm của Techcombank; Bảo hiểm xã hội TP.HCM lùi thời gian thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới tới ngày 1-6...
Quán Gu ở Quy Nhơn mở nhạc công suất 'khủng', chính quyền thành phố phạt thẳng tay 100 triệu MINH CHIẾN 22/03/2025 Một quán nhậu ở TP Quy Nhơn (Bình Định) bị UBND TP này xử phạt 100 triệu đồng vì gây ô nhiễm tiếng ồn.
Tin tức thế giới 22-3: Tỉ phú Musk họp ở Lầu Năm Góc; Giáo hoàng sẽ phải học nói NGHI VŨ 22/03/2025 Đức thông qua gói viện trợ quân sự 3 tỉ USD cho Ukraine; Ukraine cáo buộc Nga gây sức ép lên người dân Ukraine ở vùng chiếm đóng, đòi nhập tịch.
Đối thủ đưa 12 ngoại binh sang Việt Nam trận tứ kết AFC, Huỳnh Như đối phó kiểu gì? QUANG THỊNH 22/03/2025 CLB Abu Dhabi Country mang binh hùng tướng mạnh sang Việt Nam, đấu với Huỳnh Như và đồng đội trong trận tứ kết AFC Champions League nữ 2024-2025 diễn ra tối 22-3.