TTCT - Chỉ trong chưa đầy hai năm, nữ tác giả Mỹ tuổi mới đôi mươi Lauren Oliver đã kịp trở thành hiện tượng. Cuốn tiểu thuyết đầu tay viết cho lứa tuổi học trò ra mắt tháng 2-2010 và trụ vững trong danh mục sách bán chạy. Năm 2011 lại cho ra đời liên tiếp hai tác phẩm: đầu xuân là Mê sảng (Delirium) - cuốn tiểu thuyết bề thế, và vào thu là Liesl & Po - cuốn truyện thiếu nhi với những hình vẽ của nữ họa sĩ Canada Kei Acedera. Phóng to Trước khi tôi gục ngã - Ảnh: thebookbasement.blogspot.com Phóng to Nhà văn Lauren Oliver - Ảnh: girlsinthestacks.com Ra mắt trên tầm cao Tác phẩm đầu tay của Lauren Oliver Trước khi tôi gục ngã (Before I fall) đã đến với bạn đọc ở 25 nước và hãng phim danh tiếng Fox 2000 vừa giành được hợp đồng để đưa lên màn ảnh rộng. Nó hấp dẫn trước hết bởi một cốt truyện rất lạ, kể về ngày cuối cùng trong cuộc đời một cô gái rất trẻ, mới học lớp cuối bậc phổ thông. Trong trường, nhân vật chính Samantha là một nữ sinh nổi trội, vì nhan sắc, vì cá tính, nhưng theo ý muốn của một thế lực siêu nhiên nào đó, cô sẽ phải chết đi sống lại bảy lần. Có một người bạn trai nổi đình đám ở trường theo đuổi, có ba cô bạn gái để sẻ chia không thiếu một chuyện gì, được dành chỗ ưu tiên ở cả trong lớp học lẫn phòng điểm tâm, Samantha đã nung nấu cả một kế hoạch kỹ lưỡng để đón mũi tên của cậu bé thiên thần có cánh (vào “ngày Cupid” 12-2), nào ngờ đó lại trở thành ngày cuối cùng: cô phải chết, trong một tai nạn giao thông thảm khốc. Nhưng, số phận đã cho cô cơ hội để tỉnh lại và tiếp tục sống: cô thức dậy trên chiếc giường của mình, bắt buộc phải nếm trải lại những sự kiện cuối cùng trong đời... Cứ như thế, qua lại bảy lần ở vùng giáp ranh cuộc sống và cõi chết, lần sau khác hẳn lần trước, Samantha như lạc vào một chu trình bí hiểm, vào địa ngục của chính mình. Những diễn biến dồn dập, một quá trình nghiệt ngã buộc phải ngẫm lại toàn bộ cuộc đời quá ư ngắn ngủi đã làm thay đổi hoàn toàn, cả các giá trị cuộc sống, cả nhân cách của Samantha. Lauren Oliver đã biến câu chuyện hoang đường này thành một thế giới chân thực của những con người trẻ tuổi hiện đại, có sức cuốn hút tất cả độc giả còn chưa quên thế nào là tuổi 17. Khi sống có ý thức, Samantha chỉ sợ mình lại gặp thất bại, chính vì thế cô như bị nam châm hút vào Lindsay, một cô bạn có tính cách quả quyết, thích chĩa mũi nhọn vào bạn gái khác có tính nhút nhát hơn. Và chỉ sau cái chết của bản thân, Samantha mới có cơ hội để nhận biết đúng - sai khi khích bác người bạn cùng lớp. Các cô đã hiểu ra mình không được làm mất lòng ai, vì nếu làm mất lòng một người, mình sẽ bị mất lòng gấp bội - những chân lý đơn giản như thế được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong cuốn sách này còn có nhiều câu chí lý được giới trẻ tâm đắc, ví dụ: “Bao giờ cũng có ai đó cười nhạo một người nào đó. Toàn bộ ý nghĩa của sự lớn lên là phải có mặt ở giữa những cuộc cười này”. Phóng to Mê sảng mở đầu tiểu thuyết bộ ba - Ảnh: novelnovice.com Bút lực dồn dập Lauren Oliver sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn học. Dẫu bố mẹ cô vẫn thích con gái mình phải thành luật sư, bác sĩ hoặc làm một nghề nào đó lương bổng cao hơn, có vị thế xã hội hơn, nhưng cô lại theo gương người chị gái Lissie - một tiến sĩ triết học và nhận thức học - gia nhập Trường đại học Tổng hợp Chicago, khoa triết học và văn học. Ngay từ nhỏ đã hít thở không khí sáng tác văn chương, Lauren Oliver có thói quen đọc sách “như điên”, hễ đọc hết một cuốn truyện nào đó lại “tò mò thử chơi”, tìm cách tiếp tục phát triển cốt truyện và thể hiện bằng văn bản. Thói quen này dẫn đến kết quả tất yếu: phải viết ra những cuốn truyện của riêng mình! Cuốn sách thứ hai - Mê sảng, ấn hành đầu năm nay - cho thấy nhịp độ sáng tác dồn dập của Lauren Oliver: nó là mở đầu của bộ tiểu thuyết ba tập. Theo kế hoạch, tập 2 Hỗn loạn (Pandemonium) sẽ xuất bản năm 2012 và tập 3 Cầu siêu (Requiem) năm 2013, đều vào đúng tháng 2. Bộ tiểu thuyết này được tác giả viết theo phong cách dystopya (tạm hiểu là nghịch không tưởng, trái ngược với phong cách không tưởng chuyên mô tả một thế giới hoàn hảo lý tưởng, nghịch không tưởng viết về một thế giới điên rồ, ác mộng) được xem là mốt hiện nay. Tags: Văn học nước ngoàiNữ tác giảLauren OliverKei Acedera
Quỹ nhà ở quốc gia như Singapore, được không? ts nguyễn ngọc hiếu (Trường đại học Việt Đức) 27/03/2025 1896 từ
Động đất 7,7 độ tại Myanmar, Hà Nội, TP.HCM rung lắc LÊ PHAN 28/03/2025 Theo Viện Vật lý địa cầu, 13h20 hôm nay (giờ Việt Nam) xảy ra động đất mạnh ở Myanmar gây rung lắc tới Hà Nội, TP.HCM...
Rung chấn động đất Myanmar: Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok NGỌC ĐỨC 28/03/2025 Trận động đất chiều 28-3, với tâm chấn ở Myanmar đã gây ra rung chấn mạnh, có thể cảm nhận được tại Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt nó còn khiến nhiều tòa nhà ở Thái Lan rung lắc mạnh, có tòa nhà đã sụp đổ.
Vì sao động đất ở Myanmar mà TP.HCM, Hà Nội rung lắc? CHÍ TUỆ 28/03/2025 Theo lãnh đạo Viện Vật lý địa cầu, trận động đất ở Myamar là trận động đất mạnh có vùng ảnh hưởng lớn nên lan truyền tới các tòa nhà cao tầng ở khu vực xung quanh.
Sau sáp nhập Đồng Nai có biển không? VIỄN SỰ 28/03/2025 Đồng Nai là tỉnh công nghiệp và có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn bằng đường biển nhưng chưa có biển. Nhiều bạn đọc thắc mắc sau sáp nhập Đồng Nai có biển hay không?