TTCT - Thiếu tá Edward Murphy (1918-1990), kỹ sư phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, không có một phát kiến khoa học vĩ đại nào. Nhưng tên tuổi ông nổi tiếng trên toàn cầu nhờ một câu nói mà sau này trở thành định luật Murphy. Phóng to Tranh: Lê Thiết Cương Câu nói ấy được thốt lên trong thập kỷ 1940, khi ông quá thất vọng về một chi tiết lỗi trong quy trình kỹ thuật ở doanh trại không quân Edward: “Nếu còn một cách nào đó để làm sai, vẫn sẽ có ai đó làm sai” (If there is a wrong way to do something, then someone will do it). Định luật Murphy sau một thời gian lưu truyền được cô đọng đơn giản hơn: “Bất cứ cái gì có thể sai, nó sẽ sai”. Đó là một tuyên bố quá đơn giản nhưng hàm chứa một lập luận sâu sắc. Con người không được lập trình để thực hiện hoàn hảo mọi công việc. Cái kiểm soát họ là quy trình làm việc. Nếu còn lỗ hổng trong quy trình, chín cách làm đúng nhưng có một cách làm có khả năng gây ra sai sót, thì trước sau gì cũng có một ai đó lao vào cái cách làm sai lầm ấy. Và vấn đề đặt ra là với mỗi công việc, cần xây dựng một quy trình có khả năng hạn chế và chặn tối đa mọi nguy cơ xảy ra sai sót, chứ không thể cầm tay nhau dặn dò: “Cố gắng đừng làm sai nhé”. Cứ còn một đường tối là kiểu gì cũng có anh lao quàng vào đó, con người mà. Xác suất sai còn tồn tại, dù nhỏ đến đâu, cũng sẽ có một lúc đủ thuận tiện để “phát huy” tác hại của nó. Bất cứ cái gì có thể sai, nó sẽ sai. Khi dư luận đang phẫn nộ với việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng, khi rất nhiều người đau đớn nghĩ đến những đứa trẻ ở Quảng Trị chết sau khi tiêm văcxin, phải đặt câu hỏi: ai đã cho họ cơ hội làm những việc ấy? Mọi thứ đã sai, sai một cách kinh khủng bởi vì khả năng sự sai ấy diễn ra được cho phép tồn tại. Nhưng rộng hơn, định luật Murphy ở đây còn có thể được áp dụng cho tư cách cá nhân của những người đã vô trách nhiệm trong công việc của mình. Cái mệnh đề “tại cơ chế” vốn rất nổi tiếng ở nước ta bỗng trở nên hợp lý lạ kỳ. Tại cơ chế cho con người cơ hội làm sai chứ không hoàn toàn là lỗi của cá nhân. Cứ như thể một trường học lớn đang dạy người ta về việc rũ bỏ trách nhiệm. Rất dễ kiểm chứng nó từ phía đối nghịch, chí ít trong ngành y: những hành vi nhận trách nhiệm, từ chức hay cấm hành nghề trong ngành y tế ít đến mức đáng kinh ngạc, trong khi những sự cố lại nhiều đến mức đáng sợ. Liệu có sẵn một mã cài trong tâm thế nhiều người, được cấy vào tận sâu bên trong một thái độ rằng khi có sự cố diễn ra, cái đầu tiên cần làm là bảo vệ chính mình? Ngày bé đi học, ta đã biết rằng bạn nào hư sẽ có khả năng bị đuổi học. Cho đến khi ta nghe một câu hỏi như câu hỏi của giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Học sinh hư càng cần đến sự giáo dục của nhà trường. Đuổi học sinh hư thì ai giáo dục chúng?”. Liệu như thế có phải là sự rũ bỏ trách nhiệm đã tồn tại ngay từ môi trường giáo dục rồi không? Có cái hạt nhân rũ bỏ trách nhiệm ấy trong đầu, cứ theo định luật Murphy mà triển khai, thì việc thủ tiêu xác người bệnh cũng không xa lắm. Edward Murphy có lẽ không biết được rằng khi ông đưa ra định luật của mình, vốn chỉ là để đảm bảo an toàn cho những chiếc phi cơ chiến đấu, nó có thể được áp dụng với cả một xã hội và theo một cái cách mà ắt ông phải rầu lòng. Đấy là ông chưa hình dung được ngay cả những người ăn lương để làm công việc gác barrier còn hành xử kiểu: “Chú cứ đi vào con đường tối đó đi, lát nữa anh lại dắt ra, anh có quyền”. Nếu Edward Murphy sinh ở Việt Nam, có thể định luật của ông sẽ là “Cứ mỗi cách làm sai còn tồn tại, sẽ có ít nhất một biện pháp chống chế tương ứng”. Tags: Phiếm đàmĐức Hoàng
Xe ben vẫn chạy ầm ầm vào đường cấm ở Củ Chi, Bình Thạnh, Hóc Môn, vì sao chưa bị xử phạt? MINH HÒA 27/11/2024 Bất chấp biển cấm, hàng loạt xe ben tải trọng lớn chở cát, đá vẫn liên tục chạy ở vùng ven TP.HCM khiến người dân bức xúc, nguy cơ tai nạn. Vì sao chưa bị xử lý?
NÓNG: Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỉ đồng phát triển văn hóa TIẾN LONG 27/11/2024 Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tối thiểu là 122.250 tỉ đồng.
Làm mất vé số khi đi bán, bé gái bị ‘mẹ nuôi’ tạt nước sôi gây bỏng nặng BỬU ĐẤU 27/11/2024 Mỗi khi bé H. đi bán vé số làm mất vé là bị “mẹ nuôi” đánh. Đỉnh điểm là bà Nguyễn Thị Phượng (mẹ nuôi) đã tạt nước sôi vào phần vai, tay phải của bé làm bị bỏng nặng.
Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công, cảnh sát phải nổ súng cảnh cáo HỒNG QUANG 27/11/2024 Tài xế Lập cầm dao "truy sát" đại úy Thái Duy Kiên. Cảnh sát giao thông phải sử dụng súng bắn chỉ thiên cảnh cáo đồng thời tạo khoảng cách an toàn chờ sự hỗ trợ.