TTCT - Giới giáo chức lại xôn xao vì một dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, với mức phạt tối đa đối với cá nhân lên đến 50 triệu đồng. Nhưng câu chuyện chính không nằm ở con số về tiền. Những người cầm cân nảy mực, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, cần rất thận trọng trước các đề xuất mới mang tính nền tảng. Ảnh: uib.no Đây thực chất không phải điều gì mới, mà chính là một nghị định được dự thảo để thay thế nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22-10-2013. Nói cách khác, chuyện phạt dạy thêm không phép, phạt hành vi xúc phạm danh dự hay thân thể nhà giáo... đã có từ 5 năm nay.Nếu điểm nhanh những điều mới sẽ thấy dự thảo này khác biệt so với nghị định mà nó thay thế ở chỗ tăng mức phạt, tăng cả tiền lẫn các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chia nhỏ các hình thức vi phạm, bổ sung các hành vi vi phạm...Nhưng ở đây có một chuyện trái khoáy: nghị định xử phạt vi phạm hành chính thường phải dựa vào luật, chẳng hạn luật quy định giáo viên không được “ép buộc học sinh học thêm để thu tiền”, khi đó nghị định mới đưa ra mức phạt để chế tài các hành vi vi phạm điều này. Hiện nay, Luật giáo dục (sửa đổi) vẫn còn nằm trên bàn các đại biểu Quốc hội, đã được đem ra tranh luận nhiều lần, đã có đến 5 bản dự thảo vẫn chưa ngã ngũ. Luật gốc chưa xong, mau mắn đưa ra dự thảo nghị định xử phạt hành chính, làm sao biết được hành vi nào là vi phạm để xử phạt đây?Hãy lấy một ví dụ minh họa từ dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) lần thứ 5 hiện có trên trang dự thảo online của Quốc hội. Trong các hành vi mà nhà giáo không được làm ở điều 69 có chuyện “ép buộc học sinh học thêm để thu tiền”. Như thế, nghị định cũng chỉ có thể xử phạt hành vi “ép buộc học sinh học thêm để thu tiền”. Đằng này, dự thảo nghị định “phóng tay” quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000-5.000.000 đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường”. Nói như vậy hóa ra giáo viên trường tư dạy thêm thoải mái, giáo viên trường công lại bị cấm?Ép buộc học sinh của mình đi học thêm ở nhà mình là hành vi đáng lên án, phạt bao nhiêu cũng được, phạt càng nặng phụ huynh càng đồng tình. Nhưng viết như dự thảo thì không lẽ bất kỳ giáo viên có biên chế nào tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường đều bị phạt, kể cả dạy cho học sinh trường khác, kể cả dạy thêm ở các lớp tình thương, kể cả dạy thêm cho con em hàng xóm không lấy tiền? Đã gọi là quy định pháp luật thì phải viết cho chặt chẽ, bao quát hết mọi tình huống.Trong đời thật không hiếm trường hợp cô giáo, thầy giáo tổ chức dạy thêm ở nhà cho các em thất học, ra đời sớm, các em con nhà nghèo không đủ khả năng đi học chính thức. Không lẽ đi phạt những thầy cô này chỉ vì đã dựa trên một dự thảo được soạn không rõ ràng, thiếu chặt chẽ?Rất có thể chúng ta sẽ đồng tình với quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000-6.000.000 đồng đối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày” bởi tệ nạn o ép học sinh nhỏ tuổi, luôn sợ và nghe lời thầy cô để ép học thêm không cần thiết.Thế nhưng viết như dự thảo hàm ý giáo viên nào dạy thêm cho học sinh không phải là tiểu học hay không học ngày hai buổi là ổn, không bị phạt? Hiểu như thế là ngược với các quy định khác về các hành vi vi phạm chuyện dạy thêm khác.Hay với quy định này: “Phạt tiền từ 6.000.000-8.000.000 đồng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa”. Rõ ràng ai cũng sẽ đồng tình chuyện phạt giáo viên nào nhẫn tâm cắt giảm nội dung khi dạy chính khóa để ép học sinh đi học thêm mới được dạy đầy đủ.Thế nhưng vế sau của quy định “dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa” lại là không cần thiết và vô lý. Giả thử giáo viên được cấp phép dạy thêm đàng hoàng, họ dạy cho học sinh bằng cách đi trước chương trình một, hai bài thì điều đó hại gì mà chịu phạt?Nghị định cũ đã quy định về các vi phạm trong chuyện dạy thêm rất gọn nên chặt chẽ. Đó là dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định; không đúng đối tượng; không đúng nội dung đã được cấp phép; khi chưa được cấp phép. Chỉ chừng đó là đủ mà không cần chẻ nhỏ ra như dự thảo nghị định thay thế.Khi các luật làm nền tảng cho nghị định xử phạt hành chính chưa thay đổi, hay không thay đổi các quy định liên quan đến chuyện dạy thêm thì không được tự tiện thay đổi nội dung hành vi bị xử phạt chỉ nhằm tiện lợi cho việc quản lý hành chính của mình.■ Tags: Xử phạt hành chínhXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dụcLuật giáo dục (sửa đổi)Hành vi mà nhà giáo không được làm
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự HOÀI PHƯƠNG 11/05/2025 Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.
Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5 LÊ PHAN 11/05/2025 Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.
Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine TRẦN PHƯƠNG 11/05/2025 Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.
Hàng không rầm rộ bán hàng trên máy bay, Vietjet dừng bán bộ lễ cúng trong chuyến bay Côn Đảo CÔNG TRUNG 11/05/2025 Không chỉ vận chuyển hành khách, các hãng hàng không Việt Nam đang bước vào cuộc đua bán hàng trên không để tăng doanh thu ngoài vé.