Trong buổi họp báo tổng kết SEA Games 31, trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn thừa nhận Việt Nam tuy giành đến 205 HCV ở kỳ SEA Games này, nhưng đến Asiad thì mục tiêu chỉ là... 3 HCV! Ông Phấn còn khẳng định với những môn quan trọng như điền kinh hay bơi lội, khả năng giành huy chương ở Olympic trong 20 năm tới là bất khả thi.Chọn môn Olympic, nhưng trình độ SEA GamesLiệu điều đó có gây lợn cợn gì hay không, khi “Việt Nam phát triển mạnh mẽ các môn Olympic” là câu khẩu hiệu được ngành thể thao giương cao từ khoảng 5-7 năm nay?Thực tế cho thấy đúng là VN thắng lớn ở các môn Olympic thật. Từ SEA Games 2017, điền kinh VN đã lật đổ ngôi “nữ hoàng” của Thái Lan. Tiến Minh 39 tuổi vẫn còn phải chiến đấu khi phía sau là khoảng trống mênh mang. -Ảnh: Ngô Trần Hải AnĐến năm nay, điền kinh VN giành đến 22 HCV, thành tích vô tiền khoáng hậu ở SEA Games. Tương tự là bơi lội, tuy chưa thể sánh với Singapore, nhưng với 11 HCV giành được, các kình ngư VN đã có nhiều màn đua tranh sòng phẳng cùng những đối thủ mạnh nhất khu vực. Nhiều môn trong hệ thống Olympic khác như vật, taekwondo, judo, chèo thuyền, bắn súng... cũng góp phần mang về cơn mưa vàng. Thống kê cho thấy có đến quá nửa trong 205 HCV của thể thao VN tại SEA Games là thuộc về các môn Olympic.Lời hứa “phát triển mạnh các môn Olympic” mà ông Phấn đưa ra từ kỳ SEA Games 2015 xem ra không sai, chỉ là... chưa đủ. Nhìn qua hai môn điền kinh và bơi lội, nhiều người hào hứng về số lượng HCV mà không biết rằng nhiều thông số của những VĐV hàng đầu đang giảm sút.Tiêu biểu là Nguyễn Huy Hoàng - người giành nhiều HCV nhất cho VN tại kỳ SEA Games này. Với 4 HCV cá nhân cùng 1 HCV bơi tiếp sức (4x200m tự do), Huy Hoàng làm vơi đi ít nhiều nỗi nhớ Ánh Viên. Nhưng về các nội dung thế mạnh, kình ngư người Quảng Bình lại khiến giới chuyên môn lo lắng.Điển hình là cự ly 1.500m sở trường, thành tích của anh tại SEA Games 31 chỉ là 15 phút 0,75 giây, kém hơn mức 14 phút 58,14 giây mà anh từng lập kỷ lục ở kỳ SEA Games 3 năm trước. Ở cự ly 800m tự do, Huy Hoàng về đích với thời gian 7 phút 57,65 giây, khó có thể xem là tự hào khi anh từng giành HCĐ nội dung này ở Asiad 2018 với 7 phút 54,32 giây. Ở Olympic trẻ 2018 diễn ra sau đó 2 tháng, Hoàng còn gây ấn tượng hơn nữa khi giành HCV với thành tích 7 phút 50,20 giây.Có thể thông cảm cho Huy Hoàng bởi 2 năm qua, cả làng thể thao đều bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Sự ra đi đột ngột của chuyên gia Trung Quốc Hoàng Quốc Huy càng khiến đội bơi ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ gặp khó khăn.Nhưng một vấn đề khác là kình ngư người Quảng Bình phải bơi tá lả nội dung để “gánh chỉ tiêu” của môn bơi lội. Cụ thể, anh không chỉ thi đấu 3 nội dung sở trường (400, 800, 1.500m tự do) cùng cự ly tiếp sức 4x200m, mà còn phải thi đấu thêm 200m tự do và 200m bướm. Kết quả anh giành HCV 200m bướm, và trắng tay ở 200m tự do.Việc phải đấu nhiều nội dung, trong đó có những nội dung anh chưa bao giờ sở trường có thể khiến Huy Hoàng đi vào vết xe đổ của Ánh Viên trước đây. Điều đó dẫn đến nỗi lo từ một ngôi sao sáng giá, có thể đưa bơi lội VN ra tầm cỡ châu lục, Huy Hoàng có thể dần biến thành “cỗ máy gặt huy chương SEA Games”.Thiếu thốn những ngôi saoCó một chi tiết khá thú vị ở môn nhảy cao, đó là việc VĐV 7 môn phối hợp nữ người Malaysia Kamaruddin đạt thành tích nhảy cao 1,80m (chỉ là 1 trong 7 phần thi), tốt hơn cả... người giành HCV nhảy cao là Phạm Thị Diễm (1,79m). Ở tuổi 32, màn trình diễn của Diễm là không có gì đáng chê. Vấn đề là chất lượng của các VĐV dự SEA Games phải chăng đang ngày càng đi xuống?Ở Kuala Lumpur 2017, Dương Thị Việt Anh giành HCV nhảy cao với mức xà 1,83m, đến Manila 2019, Yap Sean Yee (Malaysia) và Wanida Boonwan (Thái Lan) chỉ cần đạt mức xà 1,81m là có thể chia nhau tấm HCV.Theo kế hoạch ban đầu, Thái Lan dự tính cử đến SEA Games 31 hơn 1.200 VĐV, nhưng rồi con số này bị cắt giảm còn khoảng 800 sau khi kỳ đại hội bị hoãn lại một năm vì dịch bệnh. Đến phút chót, một số VĐV mạnh nhất của họ đã không thể tham dự. Điển hình như chân chạy xuất thân từ Đại học Harvard Kieran Tuntivate. VĐV sinh trưởng tại Mỹ này từng giành huy chương Asiad, và không gặp khó khăn gì khi lấy vàng cả 2 cự ly 5.000m và 10.000m ở Manila 2019, nhưng rồi anh đã không đến Hà Nội.Indonesia cũng không cử đến SEA Games 31 đội cầu lông mạnh nhất của họ, khi ưu tiên tập trung cho Thomas Cup. Nếu có Sanisuka Ginting (hạng 6 thế giới), Jonatan Christie (hạng 8), Rhustavito (hạng 24), hay đôi Sukamuljo - Ahsan (số 1 nội dung đôi nam), Indonesia có lẽ đã lấy toàn bộ huy chương ở môn cầu lông. Không thể nói Indonesia xem nhẹ SEA Games, nhưng giữa một kỳ đại hội khu vực và một giải đấu thường niên tầm thế giới, Liên đoàn Cầu lông Indonesia đã chọn sân chơi lớn hơn.Đó chính là nỗi buồn của thể thao VN lúc này. Các VĐV VN đã có một kỳ SEA Games tưng bừng, với rất nhiều điểm son như tấm HCV 4x200m tự do, hay việc đoạt lại nội dung đơn nam ở môn bóng bàn. Nhưng nhìn chung, hầu như không có một tấm HCV nào của VN ở SEA Games 31 là mang tầm cỡ của châu lục, chứ khoan nói đến thế giới.Nhìn cảnh Tiến Minh 39 tuổi mướt mồ hôi, nỗ lực gắng gượng từng đường bóng trong trận kịch chiến với Loh Kean Yew kém mình 14 tuổi mà cảm thấy nể phục anh, đồng thời cũng xót xa cho một môn có nền móng phong trào rất tốt ở VN - cầu lông. Phía sau Tiến Minh vẫn là một khoảng trống mênh mang...■Khó khăn khách quanThống kê từ ban tổ chức SEA Games 31 cho thấy chỉ có 24 kỷ lục được phá ở kỳ SEA Games này. Đây là con số khá thấp so với việc có đến 523 nội dung tranh tài. Chưa kể 3 trong số 24 kỷ lục đó thuộc về môn thể thao hiếm khi xuất hiện ở SEA Games là lặn. Đại dịch đã ảnh hưởng một phần đến chất lượng của SEA Games 31. Nhiều quan chức thể thao các nước cho biết đội tuyển nước họ lâm vào tình cảnh không thể tập suốt một thời gian dài, nhiều đội cũng không thể đi tập huấn. Giờ đây, Asiad Hàng Châu 2022 lại lâm vào tình cảnh trì hoãn, và có thể là bị hủy luôn. Làng thể thao khu vực có lẽ sẽ mất thêm một thời gian nữa mới hòa nhịp trở lại với thế giới. Tags: OlympicKỷ lụcSEA GamesBơi lộiCầu lôngTiến MinhSEA Games 31
HLV đội tuyển Lào: Việt Nam có thể tiệm cận Hàn Quốc, Nhật Bản HOÀNG TÙNG 09/12/2024 HLV trưởng đội tuyển Lào Ha Hyeok Jun đánh giá đội tuyển Việt Nam mạnh bậc nhất Đông Nam Á và nếu bổ sung thêm thể chất có thể tiệm cận trình độ của đội tuyển Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đánh bại Lào 4-1, Việt Nam giành 3 điểm đầu tiên ở ASEAN Cup 2024 QUỐC THẮNG 09/12/2024 Đội tuyển Việt Nam đánh bại Lào 4-1 để giành 3 điểm đầu tiên tại ASEAN Cup 2024 tối 9-12.
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Trung Quốc đầu tư cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và đường sắt đô thị NGỌC AN 09/12/2024 Chiều tối 9-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn của Trung Quốc.
Ông Putin cho tổng thống Syria bị lật đổ được tị nạn tại Nga DUY LINH 09/12/2024 Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối cho biết nơi ở của ông Bashar al-Assad, sau khi có thông tin nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ xin tị nạn ở Nga.