TTCT - Cái smartphone làm ta quay cuồng với những dòng thác thông báo bất tận, những trang mạng xã hội vốn là mồ chôn sự tập trung và năng suất làm việc nay lại thành cửa ngõ để ta chánh niệm, đạt tỉnh thức. Còn điều gì éo le cho bằng? Ảnh: MediumTheo trang Quartz, hơn 2.500 app dạy thiền định và chánh niệm đã được phát triển từ năm 2015, trước khi bùng nổ "nhờ" đại dịch. Lượt tải các app thiền và chánh niệm đạt 750.000 ngay trong tuần đầu tiên từ khi WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 21-3-2020, theo Hãng phân tích số liệu di động App Annie.Câu chuyện về app tỉnh thức đầy những nghịch lý và trớ trêu, ngay từ bản chất của nó - dùng smartphone, một thiết bị của thời hiện đại chuyên gây ra các cảm xúc tiêu cực, làm chính công cụ giúp tìm lại cân bằng thông qua một phương pháp luyện tinh thần cổ xưa. Những công ty như Calm, Headspace, Ten Percent Happier và Insight Timer đã tạo nên một thị trường trị giá hàng tỉ USD chỉ bằng cách hướng dẫn người dùng “thả lỏng tâm trí giữa hàng ngàn khủng hoảng đang quật lấy thế giới hiện đại”, thông qua chính thiết bị đã mang những phiền toái đó đến gần họ hơn - chiếc smartphone, theo tác giả Annie Lowrey của tạp chí The Atlantic.Trong thị trường của các app bày cách sống chậm và buông bỏ vẫn có sự cạnh tranh giữa hai cái tên dẫn đầu là Calm và Headspace. Calm - gồm các nội dung âm thanh giúp tăng tập trung, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm stress, lo âu và tập thiền định - hiện có hơn 100 triệu người dùng, với 3 mức phí để truy cập các nội dung thiền - 15 USD/tháng, 70 USD/năm và 400 USD/trọn đời. Trong khi đó, Headspace là kho nội dung hướng dẫn thiền và chánh niệm với nhiều chủ đề đa dạng, hiện có 65 triệu người dùng với giá 12,99 USD/tháng hoặc 69,99 USD/năm.Lowrey đã tả lại trải nghiệm thiền với Calm như sau: một giọng nói từ app sẽ bảo cô nhắm mắt lại, tưởng tượng những ngọn núi cao vút đang ở trên đầu, phía dưới là nước hồ êm ả táp vào chân, nắng vắt qua những rặng thông làm ấm làn da... Sau đó là “thả lỏng vai, giữ ngực mở. Hít vài hơi đầy và sâu, để lắng đọng khoảnh khắc này, từ từ thả lỏng hơi thở, để mọi căng thẳng dịu đi”. Được 15 phút, Lowrey được yêu cầu mở mắt, trở lại thực tại, nơi “chẳng thấy núi lẫn hồ, mà chỉ có bức hình của chúng trên cái màn hình iPhone đã nứt, vốn đầy các thông báo từ email, một vài trang báo lớn, iMessage, WhatsApp và Twitter”. Lowrey kể tiếp: “Tôi lại quay sang màn hình lớn hơn và làm việc trong 8 tiếng, theo sau là khoảng thời gian thư giãn vào ban đêm với một cái màn hình thậm chí còn to hơn, với những ồn ã của đại dịch toàn cầu, thảm họa khí hậu, tiếng thét của đứa con vừa mới chập chững biết đi, thay vì tiếng chim hót hay tuyết tan”.Các app như Calm và Headspace tin tưởng rằng việc thay đổi xoành xoạch giữa tình trạng tỉnh thức và thực tại xô bồ thông qua vài chục phút tĩnh tâm với smartphone là hướng đi đúng đắn theo nguyên tắc dĩ độc trị độc. “Ta mượn sức mạnh của smartphone để sửa chữa các vấn đề do chính nó gây ra” - CEO của Calm, Alex Tew, giải thích với Wired trong một bài báo năm 2017.Andy Puddicombe, người từng đi tu trước khi trở thành đồng sáng lập Headspace, nói rằng ông thích cái nghịch lý trớ trêu của việc dùng smartphone, “thứ hầu hết chúng ta coi là gây phiền toái nhất trong đời”, để hành thiền. “[Smartphone] chẳng xấu cũng không tốt. Chính ta mới quyết định mối quan hệ với điện thoại. Tôi thích ý tưởng rằng điện thoại thực sự có thể phục vụ mục đích tốt cho sức khỏe chúng ta” - Puddicombe nói.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thiền giúp giảm huyết áp, cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và trầm cảm, tăng tập trung, làm con người kiên cường hơn và cũng hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, theo Emily Lindsay, chuyên gia tâm lý Đại học Pittsburgh, cần nhớ rằng thiền không phải là phương thuốc chữa bách bệnh, và tất nhiên các app tập thức tỉnh cũng thế.Lindsay nêu thực tế nhiều người đã không còn đăng nhập vào app sau thời gian hào hứng ban đầu đánh giá rằng thực hành qua app chỉ mang đến trải nghiệm lớt phớt so với luyện tập với các chuyên gia có nghề. “Rất nhiều ứng dụng chỉ hướng dẫn bạn thiền và thế là xong. Không có nhiều giải thích lý do tại sao bạn làm điều đó, nó có thể hữu ích như thế nào và làm thế nào để ứng dụng những kỹ năng đó vào cuộc sống hằng ngày khi gặp căng thẳng” - Lindsay nói với The Atlantic.Nhưng lựa chọn luôn là của mỗi người. Riêng với Annie Lowrey, đại dịch đã khiến cô thiền với Calm nhiều hơn, khi phải giam mình trong căn hộ, hoang mang trước những tin tức tăm tối về virus corona, nghe tin hết bạn bè đến người thân, nguồn tin mắc bệnh.“Tôi ghét từng phút bỏ ra để thiền, như trước giờ vẫn thế. Ai mà muốn vật lộn với những ý nghĩ của chính mình sau một ngày mệt nhoài chứ. Nhưng nó thật sự giúp tôi cảm thấy đỡ hơn. Tôi vẫn ghét điện thoại và máy tính, nhưng trong hơn một năm, chúng là cửa ngõ duy nhất giúp tôi thoát khỏi bức tường căn hộ, và có lẽ là thoát khỏi chính tôi” - Lowrey viết trong bài báo ngày 4-6-2021.■ Tags: SmartphoneĐại dịchThiềnCOVID-19Thức tỉnhChánh niệm
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.