TTCT - Mùa hè năm 2007, lần thứ sáu tôi sang thăm nước Pháp, vừa dự Gặp gỡ Blois về vật lý thiên văn, vừa được chứng kiến các hoạt động kết nghĩa giữa hai “thành phố di sản” Huế và Blois về qui hoạch đô thị, văn hóa - du lịch, chiếu sáng, về giáo dục - đào tạo, cảnh quan - môi trường... Việc kết nghĩa giữa hai đô thị cổ này là do sáng kiến của ông bà Trần Thanh Vân. Sống xa đất nước, nhưng ông bà luôn tìm mọi cách giúp đỡ quê hương. Ngay từ đầu năm học 2007-2008, Trường đại học Quốc gia đào tạo kỹ sư vùng thung lũng sông Loire sẽ cấp học bổng cho 2-10 sinh viên Huế sang học mỗi năm. Ông hiệu trưởng Trường đại học Quốc gia tự nhiên và cảnh quan cũng hứa sẽ đón sinh viên Huế sang học, vì đây là lĩnh vực mà cố đô Việt Nam đang cần nhiều chuyên gia giỏi. Còn Huế thì có thể đón nhận các sinh viên Pháp sang thực tập. Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới do vẻ đẹp cổ kính của hoàng thành triều Nguyễn, lăng tẩm các hoàng đế, phủ đệ các vương hầu, nhà vườn các vương tôn công tử, đình miếu, chùa chiền, cầu quán và cả vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng của dòng Hương Giang “trời trong veo, nước trong veo/ em buông mái chèo...”. Còn Blois nằm trong thung lũng sông Loire, thế mà thung lũng này cũng được UNESCO xếp vào danh sách các di sản văn hóa thế giới nhờ có 66 tòa lâu đài của đế vương, công hầu, lãnh chúa, đại quí tộc bằng hoa cương, cẩm thạch, nguy nga, lộng lẫy, được xây cất từ thời Trung đại và thời Phục hưng. Mùa thu năm 2006, ông Nicolas Perruchot, thị trưởng Blois, nghị sĩ Quốc hội Pháp, sang thăm Huế. Mùa hè năm 2007, ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND thành phố Huế, đến Blois. Buổi chiều trước hôm ký các văn bản kết nghĩa, chủ tịch Nguyễn Văn Cao, ông bà giáo sư Trần Thanh Vân - Lê Kim Ngọc và mấy anh em nhà báo Việt Nam đã ngồi tựa mạn thuyền trôi xuôi dòng sông Loire trong vắt ngắm hai bờ sông, cho đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Những dải rừng cây thích trải dài rờn xanh tới tận chân trời. Những chiếc lá thích mảnh mai xòe năm cánh nhọn, rồi đây sẽ trở nên đỏ thắm vào độ thu tàn đông tới. Bờ sông chỉ một số khúc giữa nội ô là được kè đá dựng đứng, thẳng băng, còn thì vẫn giữ nguyên bờ cỏ tự nhiên hoang dã. Xen lẫn cây thích là các loài cây khác ở vùng ôn đới như: hòe rủ lá, thông tuyết, bách xù, thông đỏ, bạch dương thân óng ánh bạc... Dọc theo hai bờ sông, uốn lượn những lối mòn cát mịn, những bãi rộng, cỏ mượt xanh, được điểm tô bằng vô vàn đóa hoa đồng nội nhỏ li ti, màu tím sáng, vàng tươi. Trên bãi cỏ, một đám trai làng đang chơi bi sắt, môn thể thao được người Pháp rất yêu thích. Hải âu bay lượn rẹt qua đầu chúng tôi. Tiếng chim ngói gù cúc cu... cúc cu... trong nội cỏ. Bên bờ phải con sông, tòa lâu đài hoàng gia Blois tọa lạc trên đỉnh quả đồi cao nhất giữa thành phố. Tháp chuông nhà thờ vút cao, nhọn hoắt, mái lợp ngói đá đen, loại ngói ta vẫn thấy lợp trên nóc Nhà hát lớn Hà Nội. San sát những ngôi nhà cổ hai, ba tầng, tường xây đá xám nhạt, vững chãi, mái dốc, lợp ngói đá đen, ống khói xây bằng gạch đỏ au. Trên những cái ống khói xưa ấy, từ lâu lắm rồi không ai còn trông thấy bay lên những áng khói lam chiều, do người dân Blois không còn dùng củi nữa mà chuyển sang đun nấu, sưởi ấm bằng điện, gas. Thế nhưng, không ai ở thành phố này được phép tự ý phá bỏ những cái ống khói xây bằng gạch đỏ kia! Bởi vì đó là một nét đẹp hài hòa trong toàn bộ phong cách kiến trúc nhà ở thế kỷ 17 - 19. Tựa lưng mạn thuyền trong nắng quái chiều hôm, giáo sư Trần Thanh Vân thân mật nói với ông Nguyễn Văn Cao: - Ông thị trưởng Blois rất muốn giới thiệu với thành phố Huế những “mẹo mực” trong việc làm tờ trình, để thuyết phục UNESCO công nhận sông Hương là một “dòng sông di sản” như sông Loire vậy. Đúng là con sông Hương, nhất là ở đoạn thượng nguồn, cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên thủy. Nếu không khẩn cấp giữ gìn thì chẳng bao lâu nữa, vẻ hoang sơ ấy sẽ mãi mãi mất đi! Nhưng, phải nói thật, ở Huế cũng còn một số anh chị em cán bộ lo lắng: sau khi được UNESCO công nhận rồi thì toàn bộ cảnh quan hai bờ sông Hương sẽ... “đóng băng” mất! Ông Cao chẳng nói gì thêm. Nhưng chúng tôi hiểu ngay rằng niềm vinh dự trở thành “dòng sông di sản” hóa ra cũng phải “trả giá” đấy! Bởi nó có thể cản trở việc xây cất dọc hai bờ sông Hương các khách sạn bốn, năm sao, các khu resort spa cao cấp. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huế có bị chậm lại chăng? Tiền thu thuế khó tăng nhanh chăng?... - Chẳng có niềm vinh quang nào mà lại không phải... “trả giá”! - giáo sư Vân nói - Vấn đề là ở chỗ ta phải có ngay qui hoạch hợp lý, rõ ràng, nơi nào cần giữ nguyên, nơi nào có thể xây mới. Phóng to Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-07 (ra ngày 8-7-2007)
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tin tức thế giới 23-11: Ông Putin tuyên bố sản xuất thêm tên lửa Oreshnik vì thấy hiệu quả BÌNH AN 23/11/2024 Mỹ hạn chế nhập khẩu thực phẩm, kim loại từ nhiều công ty Trung Quốc; Ukraine cầu cứu xin hệ thống phòng không tốt hơn.
Nghiên cứu chục năm vẫn chưa xong tiến sĩ MINH GIẢNG 23/11/2024 Có nghiên cứu sinh làm chục năm chưa xong tiến sĩ, nhiều người bỏ ngang. Cơ chế hiện nay không khuyến khích giảng viên học tiến sĩ vì quá cực.
Tin tức sáng 23-11: Quốc hội họp bàn về AI; Người Việt đầu tiên giành giải TechWomen 100 TUỔI TRẺ ONLINE 23/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội họp bàn về công nghệ số, phát triển trí tuệ nhân tạo; Người Việt đầu tiên giành giải TechWomen 100; TP.HCM tiêm vắc xin sởi cho trẻ 6 - 9 tháng tuổi...
Ông Putin nói 'không ai trên thế giới' có tên lửa siêu vượt âm giống Oreshnik THANH BÌNH 23/11/2024 Ông Putin nói tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik không phải là phiên bản nâng cấp của các vũ khí có từ thời Liên Xô.