TTCT - Sau vòng công du hai láng giềng gần là Việt Nam và Thái Lan cuối năm ngoái, người được xem là lãnh đạo tới đây của Trung Quốc đã chọn Mỹ làm điểm đến đầu năm nay. Trước khi lên đường, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn tờ Washington Post để “đánh tiếng” về thông điệp của mình cho một quan hệ Trung - Mỹ tới đây mà ông muốn có.Tổng thống Obama (phải) tiếp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 14-2-2012 - Ảnh: ReutersÔng Tập Cận Bình bắt đầu trả lời phỏng vấn của tờ Washington Post bằng việc nhắc lại mối quan hệ hữu hảo, “mô tả” những lợi cao ích dày của quan hệ Trung - Mỹ đối với dân chúng Mỹ.Nên hợp tác, tránh đối đầu! Cách đây bốn tuần, tại Bắc Kinh, câu chuyện hữu hảo trên đã được long trọng kỷ niệm với sự có mặt của nhân vật chính còn lại bên phía Mỹ 40 năm trước là cựu cố vấn Kissinger. Trước “bá quan văn võ” Bắc Kinh, trong đó có ông Tập Cận Bình, người đã xây nền móng cho quan hệ hữu hảo Trung - Mỹ dặn dò: “Trung Quốc và Mỹ nên có quan hệ hợp tác để không phải tranh giành xem ai thống trị khu vực Đông Á”, Tân Hoa xã long trọng trích lời ông Kissinger. Trong phỏng vấn dành cho Washington Post, ông Tập Cận Bình nhắc lại rằng ông từng đến Mỹ lần đầu từ năm 1985. “Khi ấy trao đổi thương mại hai chiều mới chỉ 7,7 tỉ USD, thăm viếng hai chiều mới chỉ 10.000 lượt mỗi năm. Năm ngoái, thương mại hai chiều đã lên đến 440 tỉ USD, thăm viếng trên 3 triệu lượt”. Nếu từng chứng kiến hàng đoàn du khách Trung Quốc “rồng rắn” mua túi xách hiệu “Coach” ở hai trung tâm mua sắm tại hai đầu TP Las Vegas và biết rằng tour du lịch của họ chỉ bay đến đây chứ không ghé thăm đâu khác, có thể hiểu thêm ý nghĩa “lợi ích hỗ tương” mà ông Tập Cận Bình sẽ mô tả ngay sau đó: “Lợi ích hỗ tương là nền tảng xác định quan hệ kinh tế Trung - Mỹ... Trong 10 năm qua, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng 468% và tạo ra trên 3 triệu chỗ làm cho nước Mỹ. 47/50 tiểu bang của Mỹ có tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc từ mấy trăm phần trăm đến cả ngàn phần trăm. Người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm được hơn 600 tỉ USD nhờ sử dụng hàng hóa Trung Quốc”. Có thể hiểu nhắn nhủ qua những con số vừa nêu: Thôi nhé, đừng có than miết rằng vì nhập siêu với Trung Quốc mà mất công ăn việc làm, trái lại hãy cảm ơn là nhờ có hàng hóa Trung Quốc mà vật giá dễ chịu hơn. Không dừng ở đó, ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã... giúp Mỹ tăng trưởng kinh tế chứ không như người Mỹ vẫn nghĩ điều ngược lại: “Một nghiên cứu do Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc tiến hành năm ngoái cho thấy 85% xí nghiệp do Mỹ đầu tư tại Trung Quốc đã tăng trưởng dương trong năm 2010, và 41% số đó có hiệu suất kinh doanh ở Trung Quốc cao hơn mức trung bình trên thế giới. Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc, tăng nhanh việc nâng cấp công nghiệp ở Mỹ và góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ”. Tóm lại, người Mỹ cần biết ơn Trung Quốc chứ đừng trách là “cướp cơm chim”!Ông Obama đòi "đụng" Trung Quốc!Nếu so đoạn phát biểu trên với thông điệp liên bang mới hôm 24-1 vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thấy một sự tương phản “đối đầu”. Trong thông điệp liên bang cuối nhiệm kỳ của mình, ông Obama hô hào ngược lại: “1- Chúng ta sẽ không đưa công ăn việc làm ra nước ngoài... Ra nước ngoài gia công sẽ không được giảm trừ thuế. Tiền đó sẽ dùng để giúp chi cho các công ty nào đưa công ăn việc làm về nước... 2- Không một hãng Mỹ nào sẽ thoát khỏi phần thuế phải đóng bằng cách đưa công ăn việc làm và lợi nhuận ra nước ngoài. Từ giờ trở đi, mỗi một công ty đa quốc gia sẽ phải đóng thuế và từng xu thuế (thu được đó) sẽ dùng để giảm bớt thuế cho những công ty nào chọn ở lại thuê mướn nhân công tại nước Mỹ này. 3- Một hãng Mỹ “nội địa” sẽ được giảm nhiều thuế. Một hãng Mỹ kỹ thuật cao sẽ được giảm thuế gấp đôi nếu sản xuất ở đây” (vỗ tay trong Quốc hội Mỹ).Ông Obama cũng chỉ ra việc Trung Quốc đóng cửa với hàng hóa Mỹ: “Tôi sẽ không khoanh tay khi các đối thủ cạnh tranh của chúng ta không chơi đúng luật. Chúng tôi đã tăng khoảng gấp đôi số vụ kiện thương mại Trung Quốc so với nhiệm kỳ trước (tức trào Bush), và điều này đã tạo ra chuyển biến. Hơn 1.000 người Mỹ chúng ta nay đang đi làm nhờ việc chúng ta đã ngưng cho tăng vỏ xe hơi Trung Quốc (nhập khẩu vào Mỹ). Chúng ta cần phải làm hơn thế nữa”.Câu chuyện về cái vỏ xe hơi nghe qua tưởng chừng như lẻ tẻ, song lại là chuyện lớn trong quan hệ Trung - Mỹ. Nếu biết rằng đối với người Mỹ vốn ngày ngày lái xe khoảng một giờ để đi làm và về nhà, thì mỗi năm việc Mỹ nhập khẩu đến 50 triệu vỏ xe từ Trung Quốc - tương đương hơn 1/5 số vỏ xe bán hằng năm ở Mỹ - là quá lớn, nhất là khi giá vỏ xe “Made in China” rẻ hơn vỏ xe Mỹ! Ngày 26-9-2009, Tổng thống Obama đã nâng thuế suất đánh lên vỏ xe nhập từ Trung Quốc lên 35%, kể cả vỏ xe của Hãng Mỹ Good Year song được sản xuất ở Trung Quốc. Lần đó hai nước đã “gấu ó” nhau một trận kịch liệt. Vậy mà nay ông Obama thuật lại câu chuyện đó như là một chiến tích của ông: giành lại được 1.000 chỗ làm cho dân Mỹ!Không dừng ở đó, ông Obama còn đe dọa: “Thật không đàng hoàng chút nào việc một nước khác để mặc cho phim ảnh, âm nhạc, phần mềm của chúng ta bị “luộc”. Không sòng phẳng chút nào việc các hãng ngoại quốc cứ “đè” các hãng chúng ta nhờ được bao cấp no say. Tôi muốn loan báo thành lập đơn vị thực thi pháp chế thương mại có nhiệm vụ điều tra các hành vi buôn gian bán lận ở những nước như Trung Quốc”. Quái lạ là ông Obama đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc và chỉ mỗi Trung Quốc mà thôi! Thiệt là “quá sức” tuy ai cũng rõ rằng đây là một bài diễn văn tranh cử.Ông Tập Cận Bình chìa tay nói "hello"Tất nhiên, phía Trung Quốc đã nghiên cứu thông điệp liên bang này của ông Obama đến đường tơ kẽ tóc, cho nên trong phỏng vấn dành cho tờ Washington Post, ông Tập Cận Bình đã “nhẹ nhàng” nhìn nhận thực tế mếch lòng đó và liệt kê những gì phía Trung Quốc đã làm để chiều lòng phía Mỹ: “Chúng tôi đã tiến hành những bước tích cực nhằm đáp ứng các mối quan ngại chính đáng của Mỹ về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, về cán cân thương mại chênh lệch và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục cải cách cơ chế thành hình hối suất đồng nhân dân tệ, và cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài một môi trường đầu tư dựa trên pháp luật và minh bạch”. Ông đề xướng cho tương lai: “Cọ xát và bất đồng khó mà tránh trong quan hệ kinh tế và thương mại tương tác. Vấn đề là xử lý những bất đồng này qua phối hợp với nhau dựa trên bình đẳng, lợi ích hỗ tương, hiểu biết lẫn nhau và thích nghi với nhau. Chúng ta không được để cho những cọ xát và bất đồng hủy hoại các lợi ích lớn lao hơn nhiều từ sự hợp tác làm ăn của chúng ta”. Ông Tập Cận Bình đã nói “Hello”. Tất nhiên, ông Obama cũng trả lời “Hello”. Tiếp ông Tập Cận Bình, ông Obama đáp trả: “Duy trì quan hệ mạnh mẽ với Bắc Kinh là sinh tử đối với Washington”. Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhấn mạnh: “Mỹ và Trung Quốc là những cường quốc Thái Bình Dương. Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc thịnh vượng và thành đạt đóng một vai trò tích cực và có trách nhiệm đối với an ninh khu vực và thế giới”.Làm thế nào để quan hệ hai bên được “mạnh mẽ”? Thế nào là “có trách nhiệm”? Các dị biệt vẫn còn đó, cũng khác nhau như màu xanh nước biển trên cà vạt của hai ông. Nếu sau này, bên này nói “Hello”, bên kia nói “Goodbye” cũng là chuyện thường thấy trong lịch sử bang giao quốc tế. Tags: Trung QuốcMỹTập Cận BìnhHoa Thịnh ĐốnĐánh tiếng
Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành 'đại gia' NGUYỄN TRÍ 26/11/2024 Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi 'chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'.
Bất động sản, ai ai cũng... khóc ÁI NHÂN 26/11/2024 Lâu nay nhiều người cứ nghĩ làm bất động sản dễ ăn lắm, giá nhà đất cứ lên vù vù mới có chuyện "một người cười, chín người đau".
Những triền đồi phủ hồng khiến du khách xôn xao đến Đà Lạt M.V 26/11/2024 Mùa nắng lạnh, Đà Lạt lung linh những triền đồi phủ hồng khiến du khách xôn xao tìm đến.
Bà Trương Mỹ Lan nói chưa từng được ngủ với con, từ khi sinh ra đã giao cho vú nuôi ĐAN THUẦN 26/11/2024 'Thậm chí cho đến hôm nay, bị cáo vẫn chưa được ngủ với con của mình, vì từ khi sinh ra bị cáo đã giao nó cho bà vú để lao vào công việc', bà Trương Mỹ Lan nói lời sau cùng.