TTCT - Gần như mọi phân tích về chiến tranh và chiến tranh trên biển hiện đại đều cho rằng tàu sân bay ngày nay là những mục tiêu quá ngon ăn trong thời buổi định vị và bấm nút: chúng có thể bị tìm ra, theo dõi, và tiêu diệt bằng tên lửa dễ hơn nhiều so với trước kia. Vậy thì tại sao nhiều nước vẫn chạy đua đóng mới những chiếc tàu ngày một lớn?Visakhapatnam - tàu khu trục tên lửa có dẫn đường tàng hình P15B bản địa đầu tiên, đóng tại bến tàu Mazagon, Mumbai được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ ngày 28 -10 -2021. (Nguồn: Wiki)Không chỉ Trung Quốc hay Ấn Độ tăng cường năng lực tàu sân bay. Trong thập kỷ qua, Anh đã đóng mới và đưa vào biên chế hai tàu sân bay lớn, Nhật Bản chỉnh sửa hai tàu hiện hữu để có thể cất và hạ cánh máy bay chiến đấu hiện đại, Hàn Quốc đang cân nhắc tự đóng tàu sân bay...Câu trả lời có lẽ nằm ở tính đa nhiệm của loại tàu này. Nhưng trước hết, chúng vẫn còn hữu ích về mặt quân sự: vẫn là một sân bay di động có lẽ dễ phòng thủ và sống sót hơn so với các cơ sở cố định. Thậm chí ngay cả nếu tàu sân bay gặp rủi ro lớn trong kịch bản chiến đấu cường độ cao, chúng vẫn hữu ích trong hàng loạt kịch bản khác khi chiến sự không diễn ra quá cấp tập, hay thậm chí cho các mục đích phi quân sự.Sự ra đời của các máy bay chiến đấu thế hệ mới cũng là một nguyên nhân quan trọng. Như với Mỹ, thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm F-35B có thể vận hành ngay cả trên những tàu sân bay nhỏ, chi phí phải chăng. Các phi đội của không - hải quân Anh, Ý, và Nhật Bản hiện đều có chủ lực là F-35B. Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc cũng đều có các máy bay này.Thứ hai, việc hạ thủy một tàu sân bay mang lại uy tín lớn lao cho một quốc gia nói chung, và hải quân nước đó nói riêng, như những tự hào phủ kín báo chí Ấn Độ và Trung Quốc suốt hơn một tháng qua. Ngay cả nếu chỉ hoạt động hạn chế trong một chiến dịch Đài Loan chẳng hạn, các tàu sân bay Trung Quốc vẫn có ý nghĩa tinh thần to lớn. Nga cũng đã vất vả đưa chiếc tàu sân bay cổ lỗ của họ, Đô đốc Kuznetsov, tới tận Syria vào năm 2016 chỉ để chứng minh rằng họ vẫn còn năng lực đó.Với những nước như Mỹ, Anh, hay Nga, chiếc tàu sân bay thể hiện năng lực toàn cầu của một quân đội. Với Trung Quốc và Ấn Độ, nó đại diện cho tính hiện đại và sự vươn lên vị thế siêu cường.Tuy nhiên, như đã nói, không phải nước nào cũng mặn mà hay đủ sức theo đuổi hoặc tiếp tục đại dự án tàu sân bay. Nga chính là một ví dụ, chiếc Đô đốc Kuznetsov đã ngưng hoạt động từ năm 2018 để bảo dưỡng và không biết bao giờ mới trở lại. Hải quân Brazil cũng đã thất bại trong việc đưa trở lại biển chiếc Sao Paulo (vốn là chiếc Foch cũ của Pháp). Những nước này có vẻ quyết định rằng chi phí đóng, mua mới và duy trì tàu sân bay là quá cao so với lợi ích và uy tín thu được.■ Tags: Tàu sân bayTrung QuốcẤn Độ
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.