TTCT - Hòa lẫn tiếng còi inh ỏi của những chiếc ôtô mới cáu cạnh là tiếng vó ngựa lọc cọc gõ xuống thảm nhựa đường. Ít ai nghĩ rằng tiếng của “thời xa vắng” lại xuất hiện rầm rộ trên những tuyến phố khang trang giữa thủ đô hiện đại hôm nay. Phóng toTTCT - Hòa lẫn tiếng còi inh ỏi của những chiếc ôtô mới cáu cạnh là tiếng vó ngựa lọc cọc gõ xuống thảm nhựa đường. Ít ai nghĩ rằng tiếng của “thời xa vắng” lại xuất hiện rầm rộ trên những tuyến phố khang trang giữa thủ đô hiện đại hôm nay. Chúng tôi đến làng Ngọc Trục, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm (Hà Nội) vào những ngày giá xăng dầu tăng cao và nhận thấy rằng dường như ở đây có sự tái sinh đầy nhiệt huyết của làng nghề chuyên xe ngựa đã bị rơi vào quên lãng một thời, giờ đây bật dậy như chú ngựa vía đầy sung mãn. Cả làng đổ xô đi các tỉnh phía Bắc tìm mua ngựa về để phục vụ việc kéo chở thay ôtô. Ngựa hí trên phố Ông Nguyễn Văn Nhàn, cán bộ xã Đại Mỗ, tỏ vẻ hứng khởi khi những người dân trong xã dùng xe ngựa thay ôtô. “Dùng ngựa kéo cho đỡ ô nhiễm chú ạ, đỡ chết vì tai nạn giao thông” - suy nghĩ của ông Nhàn có lý lẽ riêng. Nhưng thật ra yếu tố quan trọng mà người dân Ngọc Trục lùng tìm mua ngựa về phố là do xăng dầu tăng giá, người dân thuê xe ngựa chở, thồ rẻ hơn thuê ôtô nên làng xe ngựa đắt hàng. Theo anh Hùng - người xà ích ở Ngọc Trục, chỉ trong thời gian ngắn khi xăng lên giá cao đã xuất hiện khoảng 40 xe ngựa. Thôn Ngọc Trục trước đây gần như nhà nào cũng có xe ngựa, nhưng cách đây khoảng năm năm họ đã bán hết và chuyển sang làm nghề khác, vừa qua khi tin giá xăng lên họ đi mua ngựa hoạt động trở lại. Bây giờ Ngọc Trục nhộn nhịp lắm, xe ngựa gõ vó rầm rập suốt ngày. Xà ích nào cũng có điện thoại di động đeo bên hông. Người giao thiệp rộng còn in cả danh thiếp ghi: “Chuyên chở các loại hàng hóa, giá thành hợp lý, an toàn...”. Người không in được thì ghi luôn vào thành xe ngựa số điện thoại và những thông tin cần thiết. Người ta gọi Ngọc Trục là làng taxi ngựa từ vài tháng nay. Anh Hùng cho biết: “Xe ngựa chuyên chở vừa rẻ hơn ôtô lại không nề hà hàng gì. Bất kể hàng dài ngắn, cồng kềnh ôtô không chở được thì chúng tôi chở được”. Theo tính toán của chị Hồng - người chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, côppha, thuê xe ngựa tiện lợi và giảm cước phí được một nửa so với ôtô. Trước đây, thuê một ôtô chở côppha từ cửa hàng nhà chị tại đường Hà Đông đến gần khu vực Trung tâm Hội nghị quốc gia phải trả 700.000 đồng/chuyến, nhưng nay thuê xe ngựa chỉ mất 400.000 đồng. Chị Hồng cho biết do giá xăng dầu lên cao nên phí vận chuyển của ôtô tăng gấp rưỡi. Như vậy xe ngựa là giải pháp tối ưu cho người kinh doanh như chị Hồng và giúp người xà ích có thu nhập. Những người xà ích cho biết mỗi ngày trung bình họ kiếm được khoảng 400.000 đồng, trừ chi phí ăn trưa của xà ích, thóc ăn cho ngựa còn đem về được khoảng 300.000 đồng. Bây giờ ở Ngọc Trục thay vì cảnh tượng thường thấy ở khu đô thị ven đô Hà Nội là sắm xe hơi mới cáu cạnh, lau lau chùi chùi suốt ngày, là hình ảnh những tay xà ích tắm cho ngựa vào ngày rảnh rỗi. Thay vì phóng ôtô đi đổ xăng, người Ngọc Trục đi cắt cỏ ven bờ mang về cho ngựa ăn. Khi tiếng điện thoại reo là họ đóng xe ngựa lên đường. Bây giờ, sau thời gian lạ lẫm với cảnh “ngược thời gian trở về quá khứ”, người dân ở đây đã quen dần với những chú ngựa hí vang phố. Từ khi xe ngựa tái xuất, có nhiều luồng suy nghĩ trái chiều nhau, người bảo bây giờ thời hiện đại đang quay lại điểm xuất phát ban đầu, người khác lại bảo bài toán kinh tế của những ông xà ích có tầm chiến lược hơn những ông đi ôtô. “Săn” ngựa Phóng to Ngựa lại vào phố... thời xăng dầu lên giá!Anh Nguyễn Đức Bảo nói: “Chúng tôi phải lên Bắc Ninh, Yên Bái mua ngựa nhưng rất khó khăn mới tìm được. Người có ngựa thấy khách đổ xô đi mua ngựa, chẳng hiểu gì nhưng giá cứ tăng theo từng ngày. Hôm nay mua khoảng 8 triệu đồng một con, mai cũng con ấy đã lên đến 16 triệu. Đến giờ, giá ngựa không tăng nữa nhưng cũng phải 20 triệu mới mua được ngựa đẹp”. Quả là sự ảnh hưởng của giá nhiên liệu có sức mạnh kinh khủng. Để trở lại với nghề xà ích của mình, những người dân Ngọc Trục đã phải bán nhiều đồ đạc, vay mượn... để mua được ngựa. Trong khi trước đây không lâu, khi giải tán nghề xe ngựa đã phải bán những con ngựa của mình theo ký cho thợ hàng thịt với giá vài trăm bạc. Trước đây anh Bảo là người chuyên xe ngựa, nhưng sau thời gian bỏ nghề năm năm những việc như thuần hóa ngựa giờ đây là chuyện không đơn giản. Khi mang ngựa về phải học lại từ đầu. Cách điều khiển ngựa trên phố, cách đóng ngựa vào xe... nếu không đúng cách sẽ là tai họa cho không riêng chủ ngựa mà cho cả người đi đường. Người bạn anh Bảo tên là Nguyễn Duy Minh mua được con ngựa đã thuần ở Yên Bái về, nhưng tai họa thay, do chưa có kinh nghiệm, anh Minh chở chuyến hàng đầu thì gặp nạn. Ngựa rừng về phố, thấy người đông, còi xe inh ỏi liền bứt phá không thể hãm nổi. Cả xe hàng côppha chất đầy nó kéo chạy một mạch cho đến khi lao cả xe lẫn ngựa xuống cầu Hà Đông. Hôm ấy, người dân đi đường chạy tán loạn theo tiếng hô của anh Minh. Rất may anh Minh chỉ bị uống mấy ngụm nước sông Tô Lịch, Thật là tai họa! Xe ngựa cồng kềnh thế này ra phố không bị công an xử phạt sao? “Ôi dào, phạt gì, ai mà dám đứng ra đường tuýt nó dừng lại. Chủ không ra lệnh thì có mười công an cũng chịu. Hơn nữa, họ bắt xe máy, ôtô chứ xe ngựa thì bắt làm gì, chẳng có bãi để xe nào dành cho xe ngựa cả” - anh Minh nói. Theo những xà ích ở Ngọc Trục, để đánh được xe ngựa phải học ít nhất ba ngày đối với ngựa lành, một tuần đối với ngựa dữ. Khi mua ngựa về, người xà ích phải trực tiếp chăm sóc, vuốt ve để nó quen. Những con ngựa được mua ở vùng cao về phải dắt đến những ngã tư đèn đỏ, đèn xanh rồi ghìm cương để nó làm quen với phố xá. Anh Bảo hài hước: “Các chú lái ôtô còn có phanh, xe ngựa bọn tôi thì không. Người xà ích chính là cái phanh duy nhất của con ngựa”. Có người cho rằng làng xe ngựa Ngọc Trục nắm bắt cách làm ăn nhanh nhạy với thời cuộc trong thời buổi giá xăng dầu leo thang. Nhưng trong bối cảnh thị thành hiện đại thì tiếng vó ngựa khiến người ta chạnh lòng. Nếu như nhiều làng ven đô có sáng kiến mua ngựa về làm sức kéo, trên đường phố toàn xe ngựa gõ lọc cọc thì thật là nghịch cảnh khôi hài.
Cắt hầu bao các báo, đài công ở Mỹ: Khi khái niệm "của dân" được bảo vệ... NGUYỄN VŨ 13/05/2025 1336 từ
Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng ÁNH HỒNG 14/05/2025 23h đêm 14-5, giá vàng thế giới bất ngờ bốc hơi gần 69 USD/ounce, rơi về mức 3.182 USD/ounce.
Ông Phạm Nhật Vượng cùng ai góp vốn vào công ty vừa đăng ký làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam? BÌNH KHÁNH 14/05/2025 Ông Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỉ đồng vào VinSpeed, sở hữu 51% cổ phần. Hai con trai ông, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Quân Anh mỗi người góp 30 tỉ đồng.
Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời TIẾN LONG 14/05/2025 Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức công khai, minh bạch, chính xác theo kết quả định lượng theo vị trí việc làm và đảm bảo nguyên lý không có tư duy biên chế suốt đời.
CLB Công An Hà Nội xin lỗi, hứa hoàn tiền khán giả có vé nhưng không thể vào sân HOÀNG TÙNG 14/05/2025 CLB Công An Hà Nội thông báo sẽ hoàn tiền cho những khán giả đã mua vé nhưng không thể vào xem trận đấu với Buriram United.