TTCT - Với việc xây dựng những làng đại học ở khu Linh Trung (Q.Thủ Đức) hay Q.7 mới đây, sinh viên TP.HCM đã có được những nhà thi đấu thể thao của riêng mình. Phóng to Sân bóng đá tiêu chuẩn có khán đài rộng lớn của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Q.7) Tháng 8 vừa qua, khu liên hợp thể thao Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Q.7) được khánh thành, trở thành sân chơi thể thao lớn nhất trong môi trường học đường ở TP.HCM. Trên diện tích khoảng 3ha đất, đây là một khu liên hợp thể thao đúng nghĩa, có đầy đủ sân bóng đá, quần vợt, hồ bơi, sân thi đấu trong nhà cho đến các phòng y tế... với tổng kinh phí 144 tỉ đồng. Đỗ Minh, SV khoa tài chính ngân hàng ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết: “Tôi rất vui khi nhà trường xây khu thể thao này. Giờ SV chúng tôi có rất nhiều lựa chọn cho việc giải trí lành mạnh sau giờ học”. Hiện Đỗ Minh đang theo học lớp quần vợt ngoại khóa tại sân quần vợt mặt nhựa tổng hợp trong nhà, có thể sử dụng cho nhiều môn như futsal, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném. Trong số ba học phần môn giáo dục thể chất của ĐH Tôn Đức Thắng, bơi lội là học phần bắt buộc. Nguyễn Thị Quỳnh Như, SV khoa khoa học ứng dụng, cho biết: “Trước khi vào trường tôi gần như chưa biết bơi, nhưng sau khi hoàn tất học phần này tôi đã bơi rành”. Đây là một nỗ lực của nhà trường nhằm hạn chế những tai nạn dưới nước của nhiều SV. Khu vực lầu 2 thật sự là địa điểm lý tưởng để tổ chức các giải đấu với khán đài gần 3.000 chỗ ngồi, trong khi tầng trệt được sử dụng cho các môn bóng bàn, võ thuật, thể thao giải trí. Được biết, SV ĐH Tôn Đức Thắng đóng 100.000 đồng/tháng là có thể đăng ký giờ chơi. Tại Trường ĐH quốc tế RMIT gần đó, nhà thi đấu (NTĐ) thể thao mang tên Sportshall cũng có đầy đủ điều kiện tốt như khán đài lớn, phòng y tế... Tại trường này, SV được miễn phí khi đăng ký sân, họ chỉ việc tự điều chỉnh giờ giấc để có thời gian tập luyện thích hợp. Phong trào thể thao của Trường RMIT phát triển rất mạnh. Hiện trường có đến 14 CLB rải đều ở tất cả các môn, trong đó có những môn còn rất mới lạ ở Việt Nam như bóng bầu dục, ném đĩa bay, bóng chày, cricket... Không quá hoành tráng như các cơ sở trên, sân chơi thể thao của những ĐH có truyền thống như Bách khoa, KHXH&NV hoặc Y dược cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu của SV. Với chi phí xây dựng khoảng 30 tỉ đồng, chưa bằng 1/4 của khu thể thao ĐH Tôn Đức Thắng, NTĐ thể thao đa năng có hình dạng lá sen với sức chứa hơn 1.200 người của ĐH KHXH&NV thuộc ĐH Quốc gia vẫn được xem là địa điểm lý tưởng để tổ chức các giải đấu cho SV làng ĐH Thủ Đức. Tại đây, SV tập luyện thể thao ngoài giờ được giảm 25% tiền sân bãi, còn 150.000 đồng/giờ. Phóng to Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng tập quần vợt trong nhà thi đấu Phóng to Nhà thi đấu ĐH Bách khoa (phường Linh Trung, Q.Thủ Đức) Tương tự, NTĐ thể thao đa năng trị giá hơn 40 tỉ đồng của Trường ĐH Bách khoa (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức) cũng vào loại bề thế. Nơi đây chủ yếu dùng để phục vụ các lớp học thể chất của trường. Bạn Lê Hoàng Tâm, SV năm 2 khoa máy tính, chia sẻ: “Thật sự NTĐ đã giúp chúng tôi rất nhiều, tránh được mưa nắng, giúp tiết học tốt hơn”. Khác với ĐH KHXH&NV, SV Bách khoa chủ yếu chơi ở NTĐ dưới hình thức các CLB thể thao thay vì thuê sân theo giờ. Việc sở hữu những NTĐ thể thao đa năng giúp giáo án thể dục ở hai trường Bách khoa và KHXH&NV đa dạng và hấp dẫn hơn với SV. Trong khi đó, Trường ĐH Y dược nằm ở trung tâm TP (đường Đinh Tiên Hoàng) không có NTĐ thể thao bề thế, nhưng sở hữu đến ba sân bóng đá cỏ nhân tạo trong khuôn viên trường. Bạn Nguyễn Hoàng Phi, SV Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ thường hay thi đấu ở đây, cho biết: “Dù không được ưu đãi về giá, chúng tôi vẫn thường thuê sân đá banh hoặc chơi các môn thể thao khác ở những sân thi đấu thuộc các trường ĐH. Chơi ở đây giúp tránh được những vấn đề bạo lực thường xảy ra tại các sân chơi bên ngoài. Hi vọng các trường ĐH sẽ tiếp tục xây thêm những sân chơi thể thao lớn để đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh của SV”. Không tính hai trường ĐH Thể dục thể thao và Sư phạm Thể dục thể thao, có thể kể thêm vài sân chơi lớn của thể thao ĐH ở TP.HCM như ĐH Hồng Bàng (Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp), ĐH Sư phạm (An Dương Vương, Q.5) và Cao đẳng Bách Việt (P.Thạnh Lộc, Q.12). Tags: Cơ sở vật chấtLàng đại họcNhà thi đấu thể thao
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Chợ Bến Thành là di tích cấp thành phố, ban quản lý cam kết bảo tồn hiệu quả HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Năm di tích được công bố xếp hạng di tích cấp thành phố gồm trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, trụ sở UBND quận 1, chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty - Thừa vụ lang họ Trần.