TTCT - Sau bà Mae Mua - việt kiều Mỹ, bóng đá VN vừa có nhà môi giới chính thức thứ hai được FIFA cấp giấy phép hành nghề là ông Nguyễn Hoàng Nguyên - kế toán một công ty kiểm toán tư nhân. Chúng tôi đã gặp người đàn ông 39 tuổi này để tìm hiểu lý do “chuyển sân”, và cùng bà Mae Mua đánh giá thị trường chuyển nhượng cầu thủ ở VN. Trong mắt hai nhà môi giới FIFA: Thị trường cầu thủ VN: Sôi động nhưng giá ảo Ảnh: Nguyên KhôiTTCT - Sau bà Mae Mua - việt kiều Mỹ, bóng đá VN vừa có nhà môi giới chính thức thứ hai được FIFA cấp giấy phép hành nghề là ông Nguyễn Hoàng Nguyên - kế toán một công ty kiểm toán tư nhân. Chúng tôi đã gặp người đàn ông 39 tuổi này để tìm hiểu lý do “chuyển sân”, và cùng bà Mae Mua đánh giá thị trường chuyển nhượng cầu thủ ở VN. Ông Nguyễn Hoàng Nguyên: “Tôi đang mạo hiểm” * Rớt cuộc thi cấp giấy phép của FIFA năm 2006 rồi không tham dự hai kỳ thi sau đó, tại sao ông lại quyết định thi năm nay? - Bởi tôi thấy thị trường chuyển nhượng VN sôi động trở lại hơn nhiều so với trước đây nên các nhà môi giới cầu thủ sẽ có đất sống. Hơn nữa, ba năm qua cũng giúp tôi có cái nhìn cụ thể hơn về nghề môi giới cầu thủ tại VN, và quan trọng là tích lũy nhiều bài học từ Internet để mạnh dạn đăng ký sau lần thi hỏng năm 2006. * Giới bóng đá VN, đặc biệt là cầu thủ, không biết ông là ai. Điều này có khó cho công việc sắp tới của ông? - Chắc chắn là khó rồi vì tôi là dân tay ngang, chỉ chơi bóng đá nghiệp dư và bất ngờ nhảy vào làm nghề môi giới cầu thủ vì thấy thích. Thành thật mà nói tôi thất thế hơn nhiều so với các nhà môi giới cầu thủ chính thức của FIFA lẫn hành nghề chui tại VN, do tất cả từng là cầu thủ hoặc đã làm qua ở lĩnh vực bóng đá nên có nhiều kinh nghiệm và quan hệ. Nhưng tôi cứ mạnh dạn làm trước đã, vì nếu cứ thấy khó và không làm thì rốt cuộc cũng sẽ chẳng làm được gì cả. Bắt đầu từ những mối quan hệ ở sân chơi phong trào, tôi tin mình sẽ phát triển được mối quan hệ hơn nữa trong môi trường chuyên nghiệp. * Ông làm kế toán cho một công ty kiểm toán tư nhân nhưng lại bất ngờ lao vào lĩnh vực mới. Phải chăng ông thấy nghề môi giới cầu thủ quá béo bở? - Không phải thấy béo bở lao vào là sẽ làm được. Như anh đã nói đó thôi, nghề môi giới cầu thủ đòi hỏi mối quan hệ cực tốt với giới bóng đá và cầu thủ, mà tôi thì chỉ mới chập chững vào nghề. Tôi thấy mình đang mạo hiểm thì đúng hơn. * Bóng đá VN có nhiều nhà môi giới không được FIFA cấp phép hành nghề nhưng lại đang hoạt động khá hiệu quả. Ông có tự tin sẽ cạnh tranh được với họ? - Lấy một ví dụ thế này: người ta mất rất nhiều công sức để cho ra một sản phẩm chất lượng nhưng cuối cùng lại bị làm giả. Đau lắm! Tương tự, chúng tôi phải mất thời gian học và thi để có được tấm bằng chính thức, rồi phải tốn tiền ký quỹ lên FIFA (khoảng 1,4 tỉ đồng) hoặc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trong khi các nhà môi giới không được cấp phép thì đâu cần những điều đó. Họ làm những gì họ thích và không tuân theo một quy chế bóng đá chuyên nghiệp nào của FIFA lẫn của VN. Tuy nhiên, nếu nhận được sự hỗ trợ của LĐBĐVN (VFF) và các cơ quan chức năng, tôi tin mình sẽ cạnh tranh được với những nhà môi giới không chính thức. * Rõ ràng với một người như ông, người ta phải đặt câu hỏi liệu có người chuyên nghiệp đứng sau lưng hay không... - Bóng đá là môn thể thao được nhiều người quan tâm nên người ta có quyền đặt câu hỏi như thế. Nhưng tôi thi lấy giấy phép hành nghề môi giới cầu thủ cho chính tôi. Thật ra, kết hợp với một nhà môi giới cầu thủ không có giấy phép hành nghề cũng tốt. * Ông dự định bắt đầu công việc mới khi nào? Và sẽ tham gia vụ chuyển nhượng nào cho mùa giải 2010 sắp tới? - Tôi chỉ mới vừa có kết quả đậu kỳ thi nên trước mắt cần phải mua bảo hiểm nghề nghiệp. Đây cũng là việc nan giải bởi ở VN mua bảo hiểm nghề nghiệp là điều khá mới mẻ, nên không biết có công ty bảo hiểm nào nhận hay không và giá có mắc quá không. Nhưng chắc chắn một tháng nữa tôi sẽ chính thức bắt đầu công việc mới. Ảnh: Gia TiếnBà Mae Mua: “Cầu thủ VN giá ảo” * Bà thấy giá trị chuyển nhượng cầu thủ VN hiện nay thế nào? - Ảo hết. Vì một cầu thủ chất lượng ở châu Âu cũng không có giá gần cả chục tỉ đồng như người ta nói về hợp đồng của Như Thành, Việt Thắng hay trước đó là Công Vinh. Việc các CLB nhà giàu hơn thua nhau trong việc chứng tỏ mình có tiền khi chạy đua giành chữ ký cầu thủ ngôi sao đã góp phần đẩy giá trị cầu thủ tăng vọt so với giá trị thật. Còn một nguyên nhân nữa là đời cầu thủ ngắn nên họ cũng làm giá cho mình để có tiền cho cuộc sống sau khi giải nghệ. Nhưng nói chung, cầu thủ vẫn là người được lợi nhất. * Giá trị cầu thủ VN mỗi mùa lại tăng chóng mặt. Bà thấy giá trị ảo như thế liệu có dừng lại? - Giá trị ảo đến đỉnh rồi cũng sẽ phải giảm xuống, tương tự thị trường chứng khoán. Giá cầu thủ VN có thể sẽ còn tăng trong năm tới, nhưng tôi nghĩ 2-3 năm nữa bóng đá VN sẽ không còn những cầu thủ có giá ảo. Vì sao? Vì các CLB khi tốn quá nhiều tiền mua cầu thủ sẽ nhìn lại và đổi hướng. Họ sẽ nhìn lại khâu đào tạo cầu thủ trẻ của mình để tạo lớp dự bị thay vì bỏ tiền ào ạt mua cầu thủ về. Đó cũng là xu thế mà bóng đá chuyên nghiệp VN cần phải làm nếu như muốn hòa vào sân chơi chung của bóng đá châu lục. Anh không có được công tác đào tạo trẻ tốt thì đừng mong thỏa mãn các tiêu chí của LĐBĐ châu Á để tham gia các giải đấu. * Có vẻ như bà và nhiều nhà môi giới khác chỉ đơn thuần chuyển nhượng các cầu thủ ngoại? - Vì thực tế bóng đá VN có ít cầu thủ giỏi và số này thường làm việc trực tiếp với lãnh đạo CLB mình muốn đến chứ không cần nhờ các nhà môi giới. * Bóng đá VN vừa có thêm một nhà môi giới cầu thủ được FIFA cấp phép là ông Nguyễn Hoàng Nguyên. Bà đón nhận thông tin này thế nào? - Tôi thấy tốt cho bóng đá VN, vì chúng tôi sẽ đại diện quyền lợi các cầu thủ một cách hợp pháp. Tuy nhiên, ông Nguyên vẫn là một cái tên quá xa lạ nên tôi không biết công việc sắp tới của ông như thế nào trong môi trường đầy rẫy chuyện phức tạp ở hậu trường bóng đá VN. * Bà nghĩ sao về chuyện các CLB đua nhau nhập tịch cho cầu thủ ngoại? - Tôi thấy đã đến lúc VFF cần xem lại chuyện này. Mỗi CLB chỉ nên được nhập tịch 1-2 cầu thủ ngoại, chứ nhập tịch tràn lan sẽ làm các cầu thủ nội, cầu thủ trẻ mất cơ hội ra sân và thể hiện mình. Điều đó chỉ có hại cho bóng đá VN. Chưa kể thực tế cầu thủ ngoại muốn nhập tịch đâu phải vì thật sự yêu VN, họ nhập tịch chỉ vì tiền. Làng bóng đá đang xôn xao thông tin Như Thành (23, Bình Dương) sẽ về Ninh Bình với giá 8 tỉ đồng! - Ảnh: Nguyên khôi NGUYÊN KHÔI thực hiện
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước cần những tác phẩm để đời, nghệ thuật phải giản dị, có hồn và độc đáo TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 30/12/2024 Chiều 30-12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ. Tổng Bí thư đã đề cao những giá trị cao đẹp mà các văn nghệ sĩ Việt Nam đã sáng tạo, đóng góp cho đất nước, đồng thời thẳng thắn vạch ra những hạn chế.
Thắng nghẹt thở Philippines sau 120 phút, Thái Lan gặp Việt Nam ở chung kết ASEAN Cup 2024 QUỐC THẮNG 30/12/2024 Đội tuyển Thái Lan đã có chiến thắng nghẹt thở 3-1 trước Philippines sau 120 phút ở trận bán kết lượt về (4-3 sau hai loạt trận), để giành quyền vào chung kết gặp Việt Nam.
Một công ty tặng 4.400 công nhân mỗi người một tivi, dân mạng bình luận 'thấy mà ham' TRẦN MAI 30/12/2024 Công ty TNHH Mensa Industries ở Quảng Ngãi đã tặng 4.400 công nhân làm việc tại công ty mỗi người một tivi 40 inch.
Du khách đi dạo ở bãi biển Nha Trang phản ánh nhóm người đòi thu phí 200.000 đồng TRẦN HOÀI 30/12/2024 Du khách phản ánh một số kẻ xấu có hành vi chèo kéo, thu phí trái phép ở bãi biển TP Nha Trang.