TTCT - Chỉ riêng giai đoạn 2011-2015, TP đã đầu tư hơn 8.000 tỉ đồng để xử lý rác, giảm ô nhiễm môi trường. Nhưng chính quyền vẫn đang “đau đầu” với bài toán giảm lượng rác thải chôn lấp, giảm chi phí xử lý. Công nhân thu gom rác đã được phân loại tại hẻm 25 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM.- Ảnh: Q.Khải Ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết lượng rác sinh hoạt phát sinh hơn 8.000 tấn/ngày tại TP hiện được xử lý bằng ba loại công nghệ: chôn lấp (chiếm 76% khối lượng); phân hủy tự nhiên (compost), tái chế (14,7%) và đốt (9,3%). Nhưng nghị quyết của HĐND TP tại cuộc họp tháng 6 vừa qua về “Công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn TP” nêu: xây dựng lộ trình cụ thể đến năm 2020, tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tối đa 50%, đến năm 2025 tối đa 20%. Giảm rác chôn lấp Với khoảng 9 triệu dân, rác sinh hoạt ở TP liên tục tăng qua từng năm, đồng nghĩa chi phí từ ngân sách nhà nước và quỹ đất dành cho việc này tốn kém không ít. TS Thái Vũ Bình, phó viện trưởng Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường (ĐH Công nghiệp TP.HCM), cho rằng những tác động tiêu cực của việc chôn lấp rác đã dần hiện rõ trong những năm qua: ô nhiễm do nước rỉ rác, mùi hôi, chiếm dụng đất, khiếu kiện… Còn PGS.TS Lê Văn Khoa, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã nhiều lần lo lắng về việc chôn lấp rác thải sinh hoạt, đặc biệt là chôn một lượng rác lên đến hàng nghìn tấn mỗi ngày vào một khu tập trung như ở khu xử lý rác Đa Phước (huyện Bình Chánh). Theo ông Khoa, cách điều phối, phân luồng khối lượng rác và xử lý chôn lấp tập trung như vậy có khả năng phát tán ô nhiễm cao, rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng... Vì vậy tại các nước tiên tiến, như Nhật Bản, họ không vận chuyển rác đi xa mà xử lý ngay tại khu vực (quận, huyện) nơi phát sinh rác. Theo TS Thái Vũ Bình, quỹ đất của TP ngày càng khan hiếm nhưng thời gian qua đã dùng quá nhiều đất cho việc xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp. Tại nhiều nước, tỉ lệ rác xử lý bằng công nghệ chôn lấp chỉ chiếm 10-20%. TS Bình đề nghị: đã đến lúc TP phải hạn chế quy hoạch các bãi chôn lấp mới, tìm kiếm công nghệ thích hợp, đồng thời hướng tới phân loại rác tại nguồn, phân loại rác trong quá trình thu gom, vận chuyển, trung chuyển và đầu tư công nghệ xử lý, tái chế. Một trong những lưu ý được HĐND TP gửi đến UBND TP có nội dung: “Một số nhà đầu tư đề nghị cho đầu tư làm công nghệ đốt (rác) và phát điện nhưng chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư, quy trình thủ tục xin phép đầu tư còn nhiêu khê, cản trở”. Tại cuộc gặp với các nhà đầu tư hạ tầng tháng 6-2017, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định: TP mời gọi, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư xử lý rác nhưng phải sử dụng công nghệ hiện đại. Bây giờ mà chôn lấp rác là xưa rồi! Hướng nào? Theo nghị quyết của HĐND TP, đến năm 2020 TP phải giảm tỉ lệ chôn lấp rác thải sinh hoạt thêm 26% so với hiện nay (tương đương hơn 2.000 tấn rác/ngày) và chuyển khối lượng này sang tái chế, đốt… Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch này là không dễ khi quỹ thời gian chỉ còn hơn ba năm nữa. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, từ đây đến năm 2025, TP sẽ áp dụng công nghệ đốt để xử lý rác thải sinh hoạt và tận dụng nguồn nhiệt đốt rác để làm ra điện. Các nhà chuyên môn cho rằng đây là cách giảm khối lượng rác chôn lấp rất lớn và bán điện lên lưới điện quốc gia, thu được tiền, góp phần giảm chi phí xử lý rác thải. TP đề nghị các nhà đầu tư đang tiếp nhận rác của TP cải tạo, nâng cấp thiết bị máy móc để tăng tỉ lệ tái chế, giảm tỉ lệ rác chôn lấp (dự kiến Công ty VietStar đốt 500-1.000 tấn/ngày; Công ty Tâm Sinh Nghĩa đốt 1.000 tấn/ngày; Công ty VWS xử lý 2.000 tấn/ngày để tạo ra khí CNG). Sau cùng là bài toán xây dựng các nhà máy xử lý chất thải theo hướng xã hội hóa, trong điều kiện cạnh tranh, dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn và cả người dân. Tất cả đều cần đến những nỗ lực, những quyết sách lớn và rõ ràng. ■ Tốn khoảng 1.500 tỉ đồng để xử lý rác mỗi năm Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM, trong giai đoạn 2011-2015, TP đã đầu tư 8.033 tỉ đồng cho giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý rác; chiếm tỉ trọng 7,5% tổng ngân sách TP chi cho đầu tư phát triển. Năm 2016 đã ghi kế hoạch vốn là 1.408 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 5,5% tổng chi đầu tư phát triển. Tổng vốn đã ghi đợt 1 năm 2017 là 392 tỉ đồng, chiếm 2,1% tổng chi đầu tư phát triển. Tags: Xử lý rácRác thảiChi phí xử lý rác
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Làm gì để các cầu có thiết kế giống cầu Phong Châu được an toàn? TUẤN PHÙNG 14/09/2024 Sau vụ sập cầu Phong Châu, chuyên gia cho rằng ngoài kiểm tra, gia cố cầu yếu, phải chống khai thác cát bừa bãi.
Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai - La Ngà, người dân khu vực này cần chú ý LÊ PHAN 14/09/2024 Do mưa lớn ở đầu nguồn, nước trên hệ thống sông Đồng Nai - La Ngà đang lên, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân cần chú ý.
Đề nghị Indonesia tạo thuận lợi cho sản phẩm Halal Việt Nam tiếp cận thị trường THANH HIỀN 14/09/2024 Sáng 14-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Diễn viên Nam Thư làm việc với Công an Đà Lạt vụ tố homestay làm lộ hình ảnh M.V 14/09/2024 Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho hay diễn viên Nam Thư đã đến Đà Lạt làm việc với cơ quan công an liên quan đến nội dung tố cáo trước đó.