TTCT - Trong lịch sử Chính phủ Mỹ đã nhiều lần đặt ra quy định quản lý các hạ tầng kỹ thuật mới để bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng, từ các công nghệ viễn thông như điện thoại đến năng lượng như khai thác dầu mỏ. Mọi chuyện luôn ổn cho đến khi những gã khổng lồ xuất hiện. Một chiếc Ford Pinto đang cháy. Ảnh: Bettman/Getty ImagesThủ phủ ngành ôtô Detroit vào giữa thế kỷ 20 là nơi sản xuất ra thứ mà đa số người Mỹ cảm thấy không thể sống thiếu và ngày càng phụ thuộc vào. Lý do là vì lúc này đang diễn ra cuộc di cư da trắng (white flight) - khi người da màu chuyển đến các khu dân cư chủ yếu là người da trắng ở các thành phố trước đây đã “cấm cửa” họ, nhiều người da trắng quyết định rời đi, về các vùng ngoại ô. Có xe hơi vì thế là cần thiết.Ngành sản xuất ôtô lúc này do bộ 3 đại gia (Big Three) nắm giữ: Ford, Chrysler và General Motors. Sự phát triển của cả 3 dường như không thể ngăn cản; xe hơi của họ chạy ngang dọc nước Mỹ, nhưng chính các hãng này lại bắt tay nhau, chống lại lợi ích và sự an toàn của công chúng để thu lợi nhuận nhiều hơn. Đế chế này chỉ bị “rung lắc” bởi một “quả bom” do luật sư và nhà hoạt động Ralph Nader tung ra vào năm 1965. Nader cho xuất bản Unsafe at Any Speed, quyển sách sẽ thay đổi cả ngành công nghiệp ôtô, bởi nó chỉ thẳng mặt các hãng xe và cáo buộc họ đã không chú trọng làm cho xe hơi an toàn nhất có thể. Theo báo New York Times, lúc bấy giờ xe hơi không có túi khí, phanh chống bó cứng lẫn dây an toàn.Quyển sách lập tức gây chấn động dư luận, và giám đốc điều hành các hãng xe lần lượt ra điều trần trước Quốc hội. Họ trình bày với công chúng và các vị dân biểu rằng không biết là sản phẩm của mình lại đang gây hại cho người dùng, nếu có thì cũng làm gì đến mức gây khủng hoảng an toàn, và rằng các hãng đang làm hết sức để xe hơi an toàn hơn, ít ô nhiễm hơn. Quan trọng là trước mắt không thể đùng một phát chấm dứt ngay các tác hại của chúng, có gì cứ từ từ.Chủ tịch Hãng Ford bấy giờ là Arjay Miller sôi nổi kể lại chiếc Lincoln Continental của hãng đủ an toàn để giữ mạng cho mình khi gặp tai nạn trên xa lộ - cửa không kẹt, bình xăng không phát nổ, và ông thoát ra ngoài mà không hề hấn gì. Miller cam kết Ford sẽ làm tất cả những gì có thể trong những năm tới để cải thiện độ an toàn hơn nữa.Sự thật là nhiều năm sau, Ford tích cực cắt giảm nhiều tính năng an toàn quan trọng để đẩy tốc độ sản xuất, xe nhanh ra thị trường, mau lấy lại vốn. Năm 1977, các nhà báo điều tra tạp chí Mother Jones phát hiện ra biên bản nội bộ gây sốc xung quanh chiếc Ford Pinto. Theo đó, việc người ngồi trong xe cháy toàn thân hay tử vong khi xảy ra va chạm được xem là mất mát chấp nhận được, vì tiền dàn xếp, giải quyết kiện cáo vẫn còn thấp hơn chi phí phải bỏ ra để sửa thiết kế chiếc Pinto, tránh lỗi nổ bình xăng. Cuối cùng thì Ford cũng phải thu hồi mẫu xe để sửa, theo lệnh của Cơ quan Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia (NHTSA). Cơ quan này được Quốc hội Mỹ thành lập chưa đầy 1 năm sau “quả bom” của Nader.Kể dông dài nhưng hẳn người đọc đã tinh ý nhận ra sự tương đồng của Big Tree với Big Tech - các gã khổng lồ công nghệ của thế kỷ 21, từ tính chất “không thể sống thiếu” của các sản phẩm (xe hơi và mạng xã hội), vị thế thống lĩnh thị trường, coi lợi nhuận cao hơn an toàn người dùng, đến chuyện lãnh đạo ra điều trần. Và ngày nay cũng có những “người thổi còi” đứng lên tranh đấu như Nader từng làm. Phát hiện này được tác giả Mar Hicks chỉ ra trong bài viết trên tạp chí Wired ngày 14-10.Ford biết vấn đề là do bình xăng nhưng không chịu sửa ngay mà “câu giờ”, kiếm thêm được chừng nào hay chừng ấy, và Facebook ngày nay chẳng khác gì. Theo Hicks, chuyện chiếc Ford Pinto có thể là chỉ dấu cho thấy Facebook và các công ty công nghệ khác ở Thung lũng Silicon, đang bước vào thời kỳ mà sự bất mãn của công chúng với các sản phẩm của họ có thể thúc đẩy việc đặt ra quy định mạnh mẽ hơn, hậu thuẫn bởi một cơ quan thực thi mới của chính phủ (như cách NHTSA được thành lập).Nhưng mọi chuyện sẽ không dễ dàng. Những gã khổng lồ công nghệ, khi không còn có thể chối bỏ hoặc che giấu trách nhiệm và biết rõ rằng các quy định sắp được ban hành, sẽ lại hợp tác với nhau để đảm bảo họ không phải “sửa bình xăng” của mình, để tiếp tục kinh doanh như bình thường, hệt như nhóm Big Three ngày trước. Dẫu sao thì lịch sử cũng đã có những tiền lệ vững vàng. Khởi đầu tương tự, đoạn giữa và cao trào cũng đã giống nhau, giờ chỉ còn mong vào đoạn kết. Tags: Xe hơiCông nghệQuy địnhBig TechFordKiểm soát
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Link tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần biết để tránh nghẽn mạng TRỌNG NHÂN 15/07/2025 Theo lịch, 8h sáng nay 16-7 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Có nhiều cách để tra cứu điểm, thí sinh lưu ý để tránh bị nghẽn mạng.
Bà Melania được dân Ukraine gọi là 'đặc vụ quốc gia' HÀ ĐÀO 16/07/2025 Người dân Kiev gọi bà Melania là 'đặc vụ Melania' sau khi ông Trump ám chỉ bà đóng vai trò quan trọng khiến ông thay đổi quan điểm về chiến sự.
Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày NGUYỄN TRÍ 15/07/2025 Một sạp tại chợ Bến Thành (TP.HCM) bán 4 tô bún măng, 1 phần thịt vịt không xương, 1 dĩa gỏi với giá 1 triệu đồng vừa bị ban quản lý chợ đình chỉ kinh doanh. Tuy vậy, người bán cho rằng việc bán giá cao hơn niêm yết là do khách đòi "nhiều thịt".
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Không có điểm 10 môn văn, 513 điểm 10 môn toán VĨNH HÀ 15/07/2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là lần đầu tiên phổ điểm được công bố trước khi thí sinh biết điểm thi.