TTCT - Trong bài phát biểu chào năm mới 2025 trước quốc dân, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ lạc quan nhưng khá tiết chế khi nói tới các vấn đề kinh tế. Ông tìm cách xoa dịu nỗi lo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ suy thoái trong 12 tháng tới, sau một năm phục hồi chậm chạp hậu đại dịch và gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực bất động sản. Ông Tập thừa nhận có thách thức nhưng kêu gọi sự tự tin và khẳng định: "Những điều này có thể khắc phục được nếu làm việc chăm chỉ".Ảnh: trendsresearch.orgTrong bài phát biểu được Tân Hoa xã đăng tải toàn văn, ông cho biết nền kinh tế Trung Quốc "nhìn chung ổn định và phát triển". Ông cũng cho rằng rủi ro ở các lĩnh vực then chốt đã được giải quyết hiệu quả, trong khi việc làm và giá cả vẫn ổn định. Theo ông Tập, kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng 5% vào năm 2025, tức sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng chính thức. Bằng ngôn ngữ tự tin, ông cũng bác bỏ lo ngại rằng chính quyền Mỹ sắp nhậm chức của ông Donald Trump sẽ gây tổn hại cho triển vọng của Bắc Kinh trong năm 2025.Tuy nhiên, ngôn ngữ trấn an đó không che giấu được thực tế Bắc Kinh còn nhiều thách thức phải giải quyết. Chính trị gia nói là một chuyện, còn các nhà kinh tế thì không thể lạc quan mà không có cơ sở rõ ràng.Từ những con sốTrước hết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2025 được các tổ chức quốc tế dự đoán thấp hơn kỳ vọng của giới hoạch định chính sách nước này. Các nhà kinh tế ở Bloomberg và Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ khoảng 4,5% cho năm 2025, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 6% trước đại dịch. Các yếu tố trong nước như thị trường bất động sản chưa hồi phục, niềm tin của người tiêu dùng yếu, nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn trầm lắng, tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao, và tác động của các yếu tố địa chính trị làm dấy lên nhiều lo ngại về tình trạng trì trệ lâu dài.Một trong những thách thức lớn trong năm 2025 với Trung Quốc là chính sách thuế quan của ông Trump. Tổng thống đắc cử Mỹ đe dọa sẽ áp thuế 60% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và Bắc Kinh đã "nai nịt chuẩn bị" với nhiều bài học từ cuộc chiến thương mại trước đây. Điều này có thể thấy qua cách các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường và công nghệ Mỹ.Tuy nhiên, do ông Trump hành xử rất khó đoán, Trung Quốc sẽ không thể chắc chắn được điều gì. Ông Trump có thể chỉ sử dụng thuế quan như "con bài mặc cả", nhưng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung năm 2025 là không thể tránh khỏi. Ảnh: IMFNgoài ra, công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong các kế hoạch của Trung Quốc, và vấn đề này được dự báo sẽ chỉ càng được siết chặt hơn dưới thời Trump. Chính quyền Mỹ mới nhiều khả năng sẽ tiếp tục hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ bán dẫn, một ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Do đó, kế hoạch Made in China 2025 về tự chủ công nghệ của Trung Quốc sẽ khó thành hiện thực trong năm nay.Mặc dù thuế quan với Mỹ chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự chú ý nhất trong năm 2025, một cuộc chiến thương mại khác với Liên minh châu Âu (EU) cũng có thể gây tác động lớn, nhất là trong bối cảnh năng lực sản xuất của Trung Quốc đang dư thừa. Năm ngoái đã có dấu hiệu về trả đũa qua lại giữa Trung Quốc và EU về thuế quan, như việc Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu với rượu mạnh của Pháp, để đáp trả hạn chế của EU với xe điện xuất khẩu từ Trung Quốc. Năm nay, cuộc xung đột thương mại này có thể tiến lên một bước mới và mức tăng trưởng doanh số xe điện Trung Quốc bán vào EU dự kiến sẽ chỉ còn 2%, so với 5,7% năm 2024.Mô hình kinh tế của Trung Quốc, vốn từ lâu phụ thuộc vào sản xuất chế tạo, đang dư thừa năng suất ở quy mô lớn. Các lĩnh vực chính như thép, xe điện và tấm pin mặt trời sản xuất nhiều hơn mức thị trường trong nước và toàn cầu có thể hấp thụ. Chẳng hạn, năng lực sản xuất xe điện của Trung Quốc chiếm 50% sản lượng xe điện toàn cầu. Hay các nhà máy Trung Quốc sản xuất số tấm pin mặt trời hằng năm gấp đôi số lượng mà thế giới có thể lắp đặt.Tình trạng dư cung tràn lan này làm giảm giá nhiều mặt hàng trên toàn cầu, nhưng lại làm xói mòn lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc. Do đó, câu hỏi Trung Quốc có thể tìm kiếm đối tác mới, phát triển thị trường mới và tạo ra sức mạnh kinh tế mới trong lĩnh vực công nghệ hay không sẽ là quyết định với Bắc Kinh trong năm 2025.Ảnh: Project SyndicateBất động sản chưa hồi phục?Những trở ngại kinh tế nặng nề hơn bởi thị trường bất động sản chưa hồi phục, tạo ra áp lực lớn lên tiêu dùng trong nước, do bất động sản chiếm phần quá lớn trong tài sản tiết kiệm trung bình của hộ gia đình, và chiếm khoảng 1/4 GDP quốc gia.Suy thoái bất động sản còn khiến nhiều chủ đầu tư lớn vỡ nợ và làm lung lay sự ổn định tài chính của chính quyền địa phương, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ đất đai. Điều này ảnh hưởng dây chuyền: hộ gia đình không dám chi tiêu, chính quyền địa phương không đủ ngân sách trả lương cho cán bộ nhân viên, và không dám chi tiêu công như trước nữa.Do đó, vực dậy niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ là nhiệm vụ then chốt với Trung Quốc trong năm tới. Từ tháng 9-2024, các biện pháp khuyến khích mua nhà đã được chính quyền trung ương thúc đẩy, bao gồm giảm lãi suất vay mua nhà, giảm yêu cầu tiền đặt cọc tối thiểu và ưu đãi thuế. Dữ liệu chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho thấy giá nhà ở đã giảm với tốc độ chậm nhất trong 17 tháng vào tháng 11-2024. Giá bất động sản có thể bắt đầu ổn định vào cuối năm 2025, với mức tăng trung bình tiềm năng khoảng 2% trong những năm tiếp theo. "Tiêu dùng cá nhân, chiếm 50% GDP, là nguồn tăng trưởng lớn nhất chưa được khai thác"Vincent Deluard (giám đốc chiến lược vĩ mô toàn cầu tại công ty tài chính StoneX Group) Tuy nhiên, quy mô của vấn đề vẫn rất đáng lo ngại, với ước tính để ổn định thị trường hoàn toàn, sẽ cần tới hàng ngàn tỉ USD. Tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc vẫn chậm chạp trong suốt chu kỳ cắt giảm lãi suất gần đây. Theo báo cáo của Goldman Sachs Research, số lượng nhà ở tồn đọng chưa bán được vượt quá nhu cầu trong hai năm và giá trị tài sản có thể giảm thêm 20-25% nếu không có sự can thiệp liên tục của chính phủ.Khủng hoảng thị trường bất động sản kéo dài khiến chính quyền địa phương phải đối mặt nợ nần chồng chất và thiếu hụt nguồn thu, một số nơi đành phải giảm lương nhân viên, càng khiến tiêu dùng suy yếu. Lãnh đạo Trung Quốc nhận thức sâu sắc những vấn đề này. Do đó trong các biện pháp kích thích, có cả tăng lương cho khu vực công. Theo một báo cáo của Bloomberg, mức lương cơ bản của nhiều nhân viên chính phủ đã được tăng ít nhất 500 nhân dân tệ (68 USD) một tháng, tính từ tháng 7-2024. ■ Bạn đang đọc trong chuyên đề "Trung Quốc mở cửa sau dịch COVID-19 Tiếp theo Tags: Trung Quốc 2025Trung QUốcKinh tế Trung QuốcTăng trưởng chậmBất động sản Trung Quốc
Văn hóa giao thông: Không thể chỉ dựa vào phạt nặng CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 11/01/2025 1483 từ
Đánh giá công chức: Bởi không rõ ràng nên thất bại cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 09/01/2025 1547 từ
Phụ huynh tố con tập taekwondo bị HLV đánh đập tàn nhẫn NGUYÊN KHÔI 12/01/2025 Anh Tấn Hưng (Đà Nẵng) gửi đơn tố cáo đến Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, cho biết con trai anh bị HLV đánh tàn nhẫn khi đi tập taekwondo.
Công an làm việc với người đàn ông lấy kiếm đe dọa khi bị nhắc nhở vì hái hoa ở công viên NGUYỄN HOÀNG 12/01/2025 Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã làm việc với những người liên quan và đang củng cố hồ sơ xử lý vụ người đàn ông lấy kiếm ra đe dọa khi bị nhắc nhở vì hái hoa ở công viên gần tháp Trầm Hương.
5 nhà đầu tư bỏ nhiều nghìn tỉ mua cổ phiếu của BIDV BÌNH KHÁNH 12/01/2025 BIDV dự kiến chào bán khoảng 123,85 triệu cổ phiếu riêng lẻ, thu về hơn 4.800 tỉ đồng. Đã có 5 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua.
Ông Trump nói giới chức California 'thiếu năng lực' dập cháy rừng KHÁNH QUỲNH 12/01/2025 Ngày 12-1, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cáo buộc giới chức California thiếu năng lực trong việc ứng phó với thảm họa cháy rừng quanh thành phố Los Angeles.