Trung Quốc: cấm "vượt thời gian" vào giờ vàng

CẢNH CHÁNH (THEO TIN TỨC) 26/03/2012 21:03 GMT+7

TTCT - Đầu tháng 3 vừa qua, ở tỉnh Phước Kiến (Trung Quốc), hai học sinh tiểu học tự tử để lại thư tuyệt mệnh cho biết muốn quay về thời nhà Thanh đóng phim với vua, khiến dư luận xã hội Trung Quốc ngày càng lo âu về thể loại phim này.

Phóng to
Cô gái mặc trang phục cổ ngồi ở trạm tàu điện ngầm Thượng Hải, tự xưng là người thôn Thanh Nguyên 500 năm trước, nay xin mọi người ít lệ phí về quê - Ảnh: Baidu

Thị trường béo bở

Phim truyền hình đề tài vượt thời gian (VTG) xuất hiện hàng loạt vào năm 2011 ở Trung Quốc do có liên quan mật thiết với thể loại tiểu thuyết mạng VTG lên cơn sốt ở nước này trong mấy năm gần đây. Đây là thể loại tiểu thuyết mạng thứ tư sau các loại tiểu thuyết hoang tưởng, lịch sử, đào mộ.

Tiểu thuyết mạng VTG chính thức xuất hiện năm 2005 với ba tiểu thuyết Vấn tóc tơ, Bộ bộ kinh tâm, Mộng về Đại Thanh đều có cùng nội dung là nhân vật nữ chính đang sống trong thế kỷ 21 chẳng may gặp tai nạn quay trở về thời nhà Thanh. Tác giả của thể loại tiểu thuyết VTG đều là thế hệ nữ 8X, độc giả của họ phần lớn là giới nữ. Báo chí Trung Quốc gọi đó là tiểu thuyết mang bối cảnh lịch sử, tình cảm, viễn tưởng.

Nhanh chóng thu hút sự chú ý của độc giả trẻ độ tuổi 15-30, những người không quan tâm Khang Hy, Ung Chính trong lịch sử là người cai quản đất nước như thế nào, mà chỉ thích xem một cô gái sống như thế nào ở hậu cung khi được vây quanh bởi các A Ca. Đến năm 2010 nhiều tiểu thuyết mạng VTG được chuyển thể thành phim.

Các diễn viên mãi chẳng nổi tiếng như Ngô Kỳ Long, Trịnh Gia Dĩnh, Phùng Thiệu Phong và các diễn viên trẻ như Dương Mịch, Lưu Thi Thi qua phim Bộ bộ kinh tâm nhanh chóng trở thành những cặp đôi ưa thích trên màn ảnh. Đạo cụ, trang phục của các diễn viên trở thành món hàng đắt giá rao bán trên mạng, diễn đàn trên mạng tràn ngập các tranh luận về kỹ năng, kiến thức cần thiết để quay về thời đại cổ xưa...

Nhiều khán giả cho rằng sau khi xem các bộ phim trên, họ cảm thấy hứng thú hơn với lịch sử nước nhà. Nhưng cũng có người phê bình những bộ phim trên đã bôi nhọ lịch sử, làm sai lệch lịch sử. Ngoài ra, các khu phim trường, di tích cung đình, khu nhà vườn cổ có liên quan cũng thu hút rất nhiều du khách tham quan vì họ muốn cảm nhận vẻ tôn nghiêm, xa hoa của chốn hoàng cung. Không chỉ vậy, phim VTG còn kéo theo cơn sốt chụp hình nghệ thuật trang phục cổ, đám cưới phục cổ.

Phóng to
Hai nhân vật chính Nhược Hi (Lưu Thi Thi) và Bát A Ca (Trịnh Gia Dĩnh) trong phim Bộ bộ kinh tâm - Ảnh: Baidu

Phim hài châm biếm?

Tuy nhiên, do ngày càng xuất hiện nhiều bộ phim VTG có đề tài trùng lắp, tình tiết cũ kỹ, sao chép vô tội vạ, không còn tính mới lạ nên mới đây Tổng cục Điện ảnh truyền hình phát thanh Trung Quốc ra lệnh cấm chiếu phim đề tài hậu cung, phá án, VTG trên truyền hình cáp nước này vào giờ vàng mỗi ngày (19-21g). Dẫu vậy, do đã bấm máy khá nhiều phim VTG trong năm qua nên năm nay dự báo loại phim này vẫn tiếp tục lên sóng.

Tờ Giải Phóng (Thượng Hải) cho rằng cơn sốt phim VTG hiện nay cũng như cơn sốt phim võ hiệp, tình cảm, hôn nhân, gián điệp trước đó, rồi sẽ qua đi, thị trường sẽ có đ? t?i m?i thay th?. ề tài mới thay thế. Chinanews dẫn lời ông Phương Chí Viện - viện trưởng Viện Lịch sử văn hóa du lịch Đại học Sư phạm Giang Tây - cho rằng phim VTG có nhiều khán giả ưa thích, tức có thị trường, nên có lý do tồn tại.

Xét dưới góc độ lịch sử, ông không cho rằng phim VTG bóp méo lịch sử, đó là thể loại phim hài, có nhiều tình tiết châm biếm các vấn đề xã hội hiện nay. Trên diễn đàn mạng của báo Nhân Dân một khán giả họ Trương từng rất say mê phim, tiểu thuyết VTG, nhưng nay khi chín chắn hơn, có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống hơn đã nói phim, sách VTG càng xem càng thấy đầu óc trống rỗng, mất khả năng suy xét.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận