TTCT - Tỉ giá hối đoái là một công cụ khác của ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ, nên bài toán cân nhắc giữa “lãi suất” hay “tỉ giá” là hoàn toàn có thể hiểu được. Thế nhưng nhìn từ góc cạnh lợi ích chung của nền kinh tế, rõ ràng lãi suất cao đang quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và người đi vay tiền nói chung. Quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ tác động đến cả người tiêu udng2 Việt Nam (Thanh Tùng)Với người dù không có một đồng đôla Mỹ nào lận lưng, quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ (thường được gọi tắt là Fed) nâng lãi suất thêm 0,25% vào tuần trước, rồi sau đó báo chí phân tích bình luận tới tấp làm họ ít nhất cũng nắm được một số nguyên tắc vận hành của lãi suất.Ít ra họ cũng nhớ được điều cơ bản: ngân hàng trung ương một nước nâng hay hạ lãi suất nhằm kích thích hay hạ nhiệt nền kinh tế.Vai trò điều hành chính sách tiền tệVà ngay lập tức với nhiều người, câu hỏi bật ra là: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang làm gì với lãi suất để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh?Câu trả lời có thể làm nhiều người ngạc nhiên. Trước đây, trang web của NHNN có liệt kê đầy đủ các loại lãi suất điều hành, nổi bật nhất là lãi suất cơ bản (là loại lãi suất làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh), nay trang web vừa được cải tiến không còn liệt kê lãi suất này nữa. Bấm vào mục lãi suất chỉ còn thấy “lãi suất tái chiết khấu” và “lãi suất tái cấp vốn”, mà cũng ở mức đã áp dụng từ ngày 18-3-2014, tức cách đây gần hai năm!Đi tìm lại các văn bản cũ thì thấy lần gần đây nhất NHNN công bố điều chỉnh lãi suất cơ bản là vào cuối năm 2010 khi nâng từ 8% lên 9%, áp dụng từ ngày 1-12-2010. Không lẽ suốt cả năm năm vừa qua nền kinh tế ổn định đến mức không cần kích thích, không cần hạ nhiệt?Thế còn vai trò điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, trong đó lãi suất là một công cụ quan trọng, đã được thể hiện như thế nào khi bỏ quên lãi suất cơ bản? Điều 12 Luật NHNN năm 2010 vẫn ghi rõ: “NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”.Có lẽ với người không ở trong ngành ngân hàng, ít ai có nhu cầu nắm ý nghĩa của các loại “lãi suất tái chiết khấu” hay “lãi suất tái cấp vốn”, nhưng ít ra họ cũng hiểu cái lãi suất mà họ phải chịu (ví dụ khi vay tiền ngân hàng để mua nhà hay vay vốn làm ăn) do nhiều yếu tố chi phối, trong đó bàn tay điều hành của NHNN có vai trò rất quan trọng.Thôi thì NHNN không còn công bố hay điều chỉnh lãi suất cơ bản nữa vì thực chất nó không mang tính “cơ bản”, nhưng ít nhất cũng phải làm sao cho mặt bằng lãi suất tương ứng với tình hình lạm phát chứ? Ít nhất cũng phải điều chỉnh hai loại lãi suất ghi trên trang web chính thức, chứ ai lại để nguyên từ đầu năm 2014 là lúc tình hình lạm phát rất khác so với bây giờ.Lạm phát năm nay dự báo không quá 2%, tiếp nối mức tăng chỉ số CPI rất thấp của năm 2014 là 1,84%. Trong khi đó lãi suất cho vay phổ biến vẫn ở mức trên 10%. Còn nhìn ở góc độ vay cá nhân để mua nhà, mua xe thì lãi suất có thể lên đến 18%! Quan trọng hơn, mặt bằng giá cả không tăng, lãi suất lại có xu hướng tăng dần đều.Đã có nhiều phân tích vì sao lãi suất vẫn ở mức cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nền kinh tế như do nợ xấu, do ngân hàng đang thua lỗ… mà trong phân tích kinh tế chuyện đúng sai khó lòng phân định ngay. Nhưng lấy lẽ thường tình mà xét, muốn giảm lãi suất cho vay thì lãi suất huy động phải giảm. Lãi suất huy động mà giảm thì khả năng người gửi tiền không gửi nữa, rút ra chuyển sang mua ngoại tệ là cao. Như vậy nếu NHNN muốn duy trì tỉ giá ổn định phải để lãi suất tiền đồng cao, không thể ép nó giảm được.Đâu là lợi ích chung?Tỉ giá hối đoái cũng là một công cụ khác của NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ, nên bài toán cân nhắc giữa “lãi suất” hay “tỉ giá” là hoàn toàn có thể hiểu được. Thế nhưng nhìn từ góc cạnh lợi ích chung của nền kinh tế, rõ ràng lãi suất cao đang quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và người đi vay tiền nói chung.Đây chính là điểm gút sinh tử của nhiều doanh nghiệp, khiến nhiều người phải bỏ cuộc kinh doanh vì làm ra bao nhiêu cũng không đủ để trả lãi. Trong khi đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dùng nguồn vốn của họ, hưởng lãi suất thấp đang ngày càng lấn lướt khối doanh nghiệp trong nước.Còn duy trì tỉ giá ổn định, thực chất để tiền đồng mạnh lên, trong thực tế có lợi cho ai - có phải cho số đông của nền kinh tế bên cạnh sự ổn định bề ngoài? Lợi chăng là những người chuyên nhập hàng về xài, từ chiếc ôtô đắt tiền đến bất kỳ món hàng nào mà mua bằng đôla Mỹ thì giá không đổi, còn mua bằng các ngoại tệ khác đều rẻ hơn rất nhiều.Hàng hóa cũng vậy mà dịch vụ cũng vậy. Cứ thử hỏi người có con đi học ở Úc xem gánh nặng trang trải chi phí của họ, ví dụ xưa nay chừng 1.000 đôla Úc mỗi tháng, có phải ngày xưa họ phải bỏ ra gần 22 triệu đồng và nay chỉ cần bỏ ra chưa đến 17 triệu đồng? Tỉ giá “ổn định” như thế chỉ có lợi cho người có điều kiện sử dụng hàng hay dịch vụ nhập khẩu.Ngược lại, nông dân làm hàng xuất khẩu - từ trồng cà phê đến nuôi cá, từ bán gạo đến nuôi tôm, thu nhập của họ tính bằng tiền đồng - đang bị ép đứng im trong khi đồng nghiệp của họ ở các nước khác thì thu nhập tăng lên do tỉ giá hối đoái nước họ được điều chỉnh mạnh. Về lâu về dài, làm sao họ cạnh tranh nổi? Những nông dân này có con gửi lên học ở TP.HCM thì vẫn phải chịu mức học phí ngày càng tăng chứ không giảm “nhờ tỉ giá”.Như vậy suy cho cùng chưa chắc NHNN có công cụ lãi suất mà không sử dụng. Vấn đề là NHNN chọn công cụ nào để sử dụng và công cụ đó có lợi cho ai mà thôi.■ Tags: Lãi suấtMỹ tăng lãi suấtẢnh hưởng lãi suất MỹTiền đô
Chủ tịch nước Lương Cường đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni DUY LINH 28/11/2024 Chiều 28-11, lễ đón chính thức Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Lương Cường.
Nghệ sĩ Bạch Tuyết có bằng tiến sĩ hay chỉ là chứng nhận khen thưởng của RADA? TRẦN HUỲNH 28/11/2024 Một chuyên gia giáo dục tại Anh cho biết không tìm thấy tên nghệ sĩ Bạch Tuyết trong danh sách cựu sinh viên của RADA. Nghi vấn bà không phải cựu sinh viên và không có bằng tiến sĩ của RADA.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nếu Quốc hội đồng ý, sẽ áp thuế 10% với tất cả loại hình báo chí THÀNH CHUNG 28/11/2024 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nếu Quốc hội đồng ý, sẽ áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp với báo in và các loại hình báo chí khác là 10%.
Một quán ăn có quy định 'lạ': Không cho trả tiền giùm bàn khác QUỐC NAM 28/11/2024 Một quán ăn sáng tại huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) từ gần một năm qua thực hiện một quy định rất 'lạ': Không cho bàn này trả tiền giùm cho bàn kia.