Vedan: ế ở châu Á, bội thu ở VN

TTCT - Cuối cùng, vào giờ thứ 23, khi thời hiệu khởi kiện gần hết, nông dân tỉnh Đồng Nai cũng “được” đi kiện Vedan như nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM, sau khi được khuyên “không kiện là hiểu biết pháp luật”. Ai làm gì và cái gì thiếu, thừa trong vụ Vedan?

 
 Vedan là thủ phạm gây ô nhiễm 60% sông Thị Vải

 Sông Thị Vải trở nên “um sùm” vào mùa hè 2008 sau khi báo chí loan tin tàu hàng Nhật, rồi Singapore chê không vào sông này nữa vì ô nhiễm quá. 

Giữa tháng 9 cùng năm, nội vụ bùng nổ sau việc cảnh sát môi trường mật phục điều tra suốt ba tháng bắt quả tang Vedan xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải.

Ba tuần sau, ngày 7-10, Bộ TN-MT có văn bản số 3879/BTNMT-TCMT nêu rõ đây là “hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của VN có tính hệ thống, có tổ chức, kéo dài và coi thường pháp luật VN, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sông Thị Vải”. 

Và “công ty đã trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 127.268.067.520 đồng”.

Năm 2009

(đơn vị: ngàn USD)

Năm 2008

Việt Nam

150.561

148.860

Trung Quốc

54.697

57.229

Nhật

56.370

73.523

Ðài Loan

6.363

10.881

ASEAN (trừ VN)

14.211

36.956

Các nơi khác

6.934

21.108

Tổng

289.137

348.557

Doanh thu từ thị trường bột ngọt VN năm 2009 vẫn là số một trong bảng doanh thu của Vedan, thậm chí cao hơn năm 2008, trong khi ở các thị trường khác lại giảm sút. Với 150 triệu USD, các sinh lợi từ VN chính là đóng góp chủ yếu cho con số lãi gộp (trước thuế) 71,332 triệu USD của Vedan.

“Vi phạm pháp luật có hệ thống, tổ chức, kéo dài” là gì?

Ít nhất là từ cuối năm 2004, các nhà khoa học VN đã tuyệt đối chê sông Thị Vải. Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi phân tích mẫu nước lấy ở khu vực gần cửa xả nước thải của Vedan đã cho biết kết quả: nồng độ oxy hòa tan trong nước qua bốn đợt phân tích của năm 2004 là 0,3, 0,3, 2,2 và 2,6 mg/lít. 

Nếu so sánh với tiêu chuẩn nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh là không đạt yêu cầu (thấp nhất phải đạt 5mg/lít). Nghĩa là ít nhất vào năm 2004, các loại cá, tôm... đã không có oxy để thở và sống được trên dòng Thị Vải, gần cửa thải của Công ty Vedan.

Các báo cáo như trên đã đi đến đâu? Những ai đã tiếp nhận và đã có ai làm gì với các báo cáo đó? Chi tiết “trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 127.268.067.520 đồng” trong chừng ấy năm khiến người ta phải nêu câu hỏi: làm thế nào mà Vedan được những “ai đó” làm ngơ không thu, không truy thu hơn 127 tỉ đồng phí bảo vệ môi trường? 

Chỉ trong vòng 14 tháng sau văn bản trên của Bộ TN-MT, Vedan đã trả xong toàn bộ số tiền hơn 127 tỉ đồng trốn nộp đó. Điều mà Bộ TN-MT gọi là “vi phạm có hệ thống, tổ chức, kéo dài” ắt hẳn bao gồm cả sự làm ngơ không thu phí lẫn không xử lý những gì mà các báo cáo như của Sở TN-MT Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố.

Kẻ gây ô nhiễm phải chi trả

Nguyên tắc toàn cầu PPP “kẻ gây ô nhiễm phải chi trả” (Polluter pays principle), mà Tuổi Trẻ 19-9-2008 đã lần đầu nêu, bao gồm cả vế “đóng phí bảo vệ môi trường” (chi) lẫn bồi thường thiệt hại (trả). 

Trong trường hợp Vedan, một khi đã “khơi khơi” không đóng phí trong chừng ấy năm mà không bị trừng phạt trước đây, thì nay Vedan có dùng mọi cách để trì hoãn hay tránh né việc bồi thường - vế thứ nhì của nguyên tắc PPP - cũng là dễ hiểu và hợp logic của diễn biến vụ việc.

Trong suốt chừng ấy năm, không những Vedan không bị trừng phạt mà chính tình trạng không bị trừng phạt đó của Vedan cũng đã không được ghi nhận để có thể yêu cầu những người có trách nhiệm phải giải trình. 

Nếu bị sửa sai, trừng trị ngay từ đầu, được thu phí ngay từ đầu thì đã không thể có “vi phạm pháp luật có hệ thống, tổ chức, kéo dài” như Bộ TN-MT từng đánh giá.

Trách nhiệm giải trình và tình trạng không bị trừng phạt

Trong mọi “giáo trình” chống tham nhũng, việc không bị trừng phạt bị xem là gắn bó với sự thiếu trách nhiệm giải trình. Tỉ như mô tả sau của Ngân hàng Thế giới qua kinh nghiệm Indonesia: “Càng có nhiều quy định, kiểm soát, quan liêu, càng tạo cơ hội tham nhũng. Do thiếu kiểm tra hữu hiệu trong nội bộ (tổ chức) và bên ngoài (tổ chức) mà chính các quy định, kiểm soát quan liêu tạo thành một môi trường cho sự không trừng phạt”.

Chính vì thế, báo cáo tham nhũng thế giới 2008 của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) tập trung vào vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực nước đã khuyến cáo: “Tham nhũng gắn chặt với việc nguồn nước bị ô nhiễm. Sự tham nhũng này thể hiện dưới dạng hối lộ cho các viên chức chịu trách nhiệm thực thi luật pháp, nhằm che đậy các hiện tượng ô nhiễm hoặc sửa chữa các kết quả đánh giá môi trường...”. 

Để chấm dứt tham nhũng trong lĩnh vực nước, cần phải phá hủy vòng lợi ích cùng các mối quan hệ chặt chẽ cứ luôn tạo ra các bài toán tham nhũng mới, cần tăng cường kiểm tra thường xuyên và “kiểm tra sự kiểm tra đó”. 

Để thật sự phòng chống, TI khuyến cáo: “Các chính phủ có thể tiến hành cải cách cơ chế làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến tài nguyên môi trường nước, đồng thời thiết lập các cơ chế chính thức cho công chúng tham gia”.

Nói cho ngay, cũng có các hội nông dân, hội luật gia ở các tỉnh thành liên quan nhưng “bá nhân, bá tánh”. Có hội chọn giải pháp cùng nông dân đi kiện, có hội lại khuyên nông dân chớ kiện. Có hội luật gia đợi “nếu tỉnh có ý kiến khởi kiện thì hội sẽ... tư vấn pháp lý cho nông dân” cũng như đã có tòa án không nhận đơn kiện.

Kẻ gây ô nhiễm chẳng trả giá

Thành ra không có gì lạ khi nay Vedan vẫn chưa phải bồi thường dù đã phải đóng đủ 127 tỉ đồng phí bảo vệ môi trường. Không bị trừng phạt việc bức tử sông Thị Vải, không phải bồi thường các thiệt hại cho dân chúng lẫn môi trường mà còn sống khỏe.

Báo cáo kết quả tài chính (tính đến hết ngày 31-12-2009) của Vedan với các cổ đông của mình nêu rõ: doanh thu năm 2009 của đơn vị này là 289 triệu USD, lãi trước thuế 71 triệu USD (làm tròn), tương đương 1.313,5 tỉ đồng theo tỉ giá thời điểm công bố báo cáo. Doanh thu năm 2008 là 348,5 triệu USD và lãi trước thuế 64,5 triệu USD.

Về sự cố sông Thị Vải, báo cáo ghi: “Tháng 9-2008, chi nhánh của tập đoàn tại VN bị thanh tra... vì một số vấn đề môi trường. Ngày 8-10-2008, tập đoàn nhận được một quyết định của đơn vị thanh tra, theo đó tập đoàn đã vi phạm một số luật môi trường VN. Tập đoàn bị yêu cầu nộp khoảng 16.000 USD tiền phạt và 7.713.000 USD phí môi trường”. 

Về vấn đề thiệt hại cho dân chúng, báo cáo cho biết: “Trong năm qua, tập đoàn tỏ rõ muốn hỗ trợ đến 1.475.000 USD cho một số hộ nông dân VN nhằm tăng cường uy tín của tập đoàn”. Các số liệu rõ ràng về lời lãi nhưng mơ hồ về các vấn đề môi trường ở VN có thể khiến các cổ đông của Vedan yên tâm, không cắn rứt vì trách nhiệm xã hội của công ty, tiếp tục ủng hộ cổ phiếu của Vedan?

Tháng 4 năm ngoái, một quan chức cũng đã long trọng ghi nhận “sông Thị Vải đang hồi sinh..., công suất hoạt động Vedan nay là 65-70%” và khuyến cáo nông dân: “Dân đi kiện phải có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý. Ví dụ, người dân phải chứng minh được họ là người ở đó, đất đai đó là của họ hoặc nếu bị bệnh thì bệnh gì”.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận