TTCT - Trường THCS nơi tôi dạy nằm kề bên trường nuôi dạy trẻ khuyết tật của tỉnh. Học sinh trường THCS hay trêu chọc, chế nhạo, thậm chí tìm mọi cách hiếp đáp trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật phản ứng khi bị chọc tức nên việc ném đá, ném vật nguy hiểm vào phòng học, sân chơi của nhau đã xảy ra. Ngay một số người lớn cũng tỏ ý xa lánh, thiếu thông cảm với các em. Phóng to “Nhào bột yêu thương” - một trong những hoạt động giúp trẻ tự kỷ tự tin hòa nhập cộng đồng - Ảnh: Minh Đức Có lúc bức tường ngăn cách khuôn viên hai trường đã được cắm đầy mảnh thủy tinh sắc nhọn để hạn chế việc vượt tường chọc phá nhau. Thế giới của trẻ bị chia đôi: thế giới của trẻ bình thường và thế giới của trẻ khuyết tật. Một việc làm chẳng đặng đừng khi không tìm được giải pháp tốt. Trẻ ở trường khuyết tật không có cơ hội nhìn thấy sinh hoạt của các bạn đồng lứa ở một trường phổ thông và ngược lại. Những năm học sau đó, hai trường đã có tiến triển trong mối quan hệ. Ðầu tiên là trường THCS tổ chức cho học sinh xem các buổi biểu diễn văn nghệ của trẻ em khuyết tật, giao lưu, tặng quà lưu niệm, mua ủng hộ các sản phẩm của người khuyết tật làm ra... Những việc làm này dần dần làm thay đổi nhận thức trong học sinh về trẻ khuyết tật. Các thầy cô làm công tác đoàn thể hai trường gặp nhau, tạo mối thông cảm, hỗ trợ nhau trong công tác. Trường khuyết tật hình thành tổ chức Ðội TNTP Hồ Chí Minh, các em cũng được các bạn học trường phổ thông đến sinh hoạt chung, rèn các kỹ năng của người đội viên. Các ngày lễ lớn, các đợt sinh hoạt theo chủ đề đã có tiếng nói chung. Những rắc rối trước đây dần dần không xảy ra nữa. Câu lạc bộ vì trẻ khuyết tật được hình thành giúp nhà trường hoạt động tốt hơn. Học sinh trường phổ thông đã có cái nhìn thân thiện hơn với các bạn khuyết tật. Những mảnh chai sắc nhọn trên tường ngăn giữa hai trường đã được gỡ bỏ. Cảnh quan có tính giáo dục, nhân văn hơn trước. Quan trọng là đã gỡ bỏ được những mảnh chai vô hình trong lòng học sinh và ở cả một số người lớn. Câu chuyện này là một minh chứng sống động nữa cho những hoạt động tích cực kéo các em bị thiểu năng hòa nhập với cuộc sống bình thường. Cần lắm một môi trường như vậy cho các em. Chúng ta không thể xem việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ khuyết tật là một việc từ thiện mà cần hiểu đó là thực hiện quyền được giáo dục của các em, cần làm để đưa các em hòa nhập xã hội. Tags: Trẻ khuyết tậtBức TườngHòa nhập cộng đồng
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi HOÀNG HƯƠNG 10/07/2025 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu Phòng học sinh, sinh viên nghiên cứu phương án không cho học sinh sử dụng điện thoại, trừ một số trường hợp.
Bán hàng hiệu online doanh thu 'khủng' 834 tỉ đồng, bị tạm giữ vì trốn thuế 12,5 tỉ DANH TRỌNG 10/07/2025 Nguyễn Thị Thu Hường bán hàng hiệu online doanh thu hơn 834 tỉ đồng nhưng trốn thuế 12,5 tỉ đồng nên bị cảnh sát tạm giữ để điều tra.
TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm THU DUNG 10/07/2025 TP.HCM thí điểm lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phát sáng ở một số vị trí. Nhờ đó giúp người dân nhận diện biển báo tốt hơn để đi lại đúng quy định, an toàn.
'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi' NHƯ BÌNH 10/07/2025 "Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...