Vào "đền thờ" nghiên cứu miễn dịch

VÕ TRUNG DUNG (PHÁP) 01/01/2012 20:01 GMT+7

TTCT - Mùa đông ở Strasbourg, miền đông nước Pháp, năm nay khắc nghiệt. Buổi sáng nhiệt độ -50C và hơi lạnh làm cái mũi bị nghẽn của tôi bắt đầu sụt sịt. Như thế có lẽ tốt hơn vì mùi ngai ngái và chua của hàng triệu con ruồi và muỗi đã xộc vào mũi khi tôi vừa bước qua cánh cổng được bảo vệ nghiêm ngặt của Viện Dịch tễ học và sinh học phân tử.

Tòa nhà của Viện Dịch tễ học và sinh học phân tử ở Strasbourg thu hút khoảng 100 nhà khoa học đủ mọi quốc tịch đến nghiên cứu cơ chế miễn nhiễm ở côn trùng

Đây chính là “đền thờ” nghiên cứu miễn dịch bẩm sinh, nơi tập trung ba đơn vị nghiên cứu thu hút khoảng 100 nhà khoa học đủ mọi quốc tịch đến làm việc dưới sự điều hành của giám đốc Jules Hoffmann, giáo sư người Pháp gốc Luxembourg đã được đồng trao giải Nobel y học 2011 cùng với hai nhà khoa học khác.

“Mọi người chế nhạo tôi là chỉ biết làm việc với ruồi!” - giáo sư Hoffmann nói với chút hài hước. Nhưng cũng chính nhờ đó mà ông nghiên cứu tìm ra cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch bẩm sinh ở ruồi giấm thông qua gen Toll. 

Giờ đây, êkip của giáo sư Hoffmann tìm hiểu các cơ chế phòng vệ của muỗi Anopheles chống lại plasmodium, một tác nhân gây bệnh sốt rét đang hoành hành ở các nước đang phát triển.

Giáo sư Jules Hoffmann bắt đầu buổi sáng thoải mái trong phòng làm việc

Ngồi trước màn hình cho thấy những tế bào miễn nhiễm của ruồi giấm nhìn qua kính hiển vi điện tử, giáo sư Hoffmann cùng êkip nghiên cứu của mình tìm cách giải thích cơ chế miễn nhiễm tự nhiên của côn trùng trước sự tấn công của virút và vi khuẩn bên ngoài

Ấu trùng của ruồi giấm chuyển hóa gen

Một nhà nghiên cứu người Đài Loan làm việc với dự án quốc tế về các loài muỗi truyền bệnh như sốt rét đang chuẩn bị phân tách ADN của muỗi Anopheles
Một kỹ thuật viên cầm ống nghiệm có chứa những con ruồi được chuyển hóa gen tạo ra trong labo mà nhờ đó họ hiểu được phản ứng của các tế bào trước sự tấn công của virút
Nuôi muỗi Anopheles và ruồi giấm chuyển hóa gen trong căn phòng có nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 150C để làm chậm quá trình tăng trưởng của chúng

Một nhà khoa học nữ nghiên cứu muỗi Anopheles qua kính hiển vi để tìm hiểu các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của các tế bào mang mầm bệnh

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận