TTCT - 11g30 sáng 13-8, một tên lửa Lockheed Martin Atlas V 401 mang theo một vệ tinh công nghệ cao đã được phóng lên bầu trời bang California. WorldView-3 được thiết kế để có thể xuyên qua sương mù và khói chụp lại hình ảnh trên bề mặt Trái đất, chi tiết đến từng con gà, nắp cống, chỗ đậu xe, thậm chí biết cả một cái cây còn tươi hay không! - Ảnh: eijournal.com Vệ tinh này hiện tại cách Trái đất 385 dặm (tương đương 620km), mang tên WorldView-3. Vì sao DigitalGlobe, công ty sản xuất vệ tinh này, tự hào nó là “thông thái nhất”? Bởi đến thời điểm hiện tại, đó là vệ tinh có tốc độ truyền tải thông tin nhanh nhất, với chất lượng hình ảnh rõ nét nhất: WorldView-3, với kích thước một chiếc xe RV, có độ phân giải toàn sắc 31cm, độ phân giải đa phổ 1,24m và độ phân giải hồng ngoại là 3,7m. Như vậy, độ nét của hình chụp từ vệ tinh sẽ rõ hơn gấp đôi so với hình ảnh từ các phiên bản vệ tinh cũ WorldView-2, được phóng vào vũ trụ ngày 8-10-2009. WorldView nặng hơn 2.800kg, dài 5,4m, rộng 2,4m, có tuổi thọ dự kiến là bảy năm, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nó có thể hoạt động gấp đôi thời gian ấy. Hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời, WorldView mất 97 phút để đi hết một vòng quỹ đạo. Một cách hình tượng, theo Jeffrey Tarr, giám đốc điều hành của DigitalGlobe, WorldView-3 có thể giúp khách hàng nhìn xuyên qua khói, nhìn sâu xuống tận đáy đại dương và xác định được thành phần khoáng chất và độ ẩm của lòng đất với sự chính xác tuyệt đối. Còn theo ví von của nhà báo Chris Taylor, vệ tinh WorldView-3 có thể ngăn chặn nạn đói ở Syria thông qua việc ước tính số lượng vụ mùa có thể thu hoạch được khi đã có 2 triệu người tị nạn (phần lớn là nông dân) rời khỏi đất nước này. Vệ tinh này cũng có thể hỗ trợ lính cứu hỏa vì có thể bắt được hình ảnh xuyên qua làn khói dày đặc. Nó cũng có thể giúp nhận diện những giống loài có nguy cơ tuyệt chủng, đủ rõ nét để nhìn thấy điểm khác biệt giữa đá vôi và đá sa thạch, giúp ước tính tổng số con gà có trên Trái đất! Mặc dù theo lời của tiến sĩ Navulur của DigitalGlobe, với độ phân giải trắng đen ở mức 30cm thì những bức ảnh sẽ không đủ nét để thấy được bảng số xe, tuy nhiên “người ta có thể xác định liệu phương tiện đó là một chiếc xe tải, một chiếc SUV hay một chiếc xe hơi thông thường”. Ngoài ra, cứ mỗi giây trôi qua, WorldView-3 sẽ chuyển về Trái đất một lượng thông tin tương đương 1,2GB. Tốc độ này nhanh hơn cả đường truyền WiFi nhanh nhất mà ta từng sử dụng. Chỉ trong vòng 45 giây, vệ tinh này có thể chụp lại một hình ảnh vô cùng rõ nét của mọi nơi chốn nằm giữa thành phố New York và thủ đô Washington của Mỹ, và chỉ mất hai ngày để thu thập và gửi đi mọi thông tin của một vùng đất rộng tương đương nước Mỹ. Nhờ đó, theo lời của tiến sĩ Kumar Navulur, giám đốc DigitalGlobe, WorldView-3 chắc chắn sẽ giúp chúng ta cứu được nhiều mạng sống cũng như nguồn tài nguyên đang cạn kiệt dần. Hiện tại phần lớn khách hàng của DigitalGlobe là các cơ quan nhà nước, trong đó Cơ quan Tình báo địa không quốc gia Mỹ mua để phân phối những hình ảnh này cho quân đội và tình báo. Google và Microsoft là hai trong số những khách hàng cỡ bự khác, dùng hình ảnh Trái đất từ vệ tinh để phát triển dịch vụ bản đồ và chỉ đường. Vào đầu năm ngoái, công ty này đã mua lại đối thủ cạnh tranh của nó là GeoEye. Hiện DigitalGlobe có nhu cầu mở rộng thị trường cho những công ty tư nhân và các chính phủ nước ngoài. Ở những thị trường trên, công ty này đang đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng, bởi các đối thủ của nó không chịu những hạn chế pháp lý. Trước đó, DigitalGlobe không được phép bán những hình ảnh sắc nét nhất thu được từ vệ tinh cho những khách hàng không thuộc nước Mỹ. Tuy nhiên, một thông báo của DigitalGlobe vào ngày 11-6 cho biết công ty này đã được Chính phủ Mỹ cho phép bán rộng rãi những hình ảnh có độ phân giải cao nhất cho khách hàng. Dự tính những hình ảnh đẹp và rõ nét nhất của vệ tinh này sẽ được đưa ra thị trường vào giữa tháng 5 năm sau (vệ tinh này sẽ trải qua ba tháng thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động chính thức). Thách thức hiện nay của DigitalGlobe là tìm được đầu ra cho hệ thống thông tin đồ sộ đi kèm với nó. Như lời tiến sĩ Navulur thì “sẽ không có đủ nhãn cầu trên Trái đất để đọc và xử lý tất cả những thông tin này”. Tags: Vệ tinh
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.