TTCT - Với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ không phải chuyện dễ. Để phát hành cổ phiếu ra công chúng, bước đầu tiên trong quá trình niêm yết, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ, trả lời vô số câu hỏi từ cơ quan quản lý, đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt, tiêu tốn khá nhiều chi phí cho các bên tư vấn, bảo lãnh phát hành, luật sư… Vì thế nhiều doanh nghiệp chọn con đường tắt: SPAC.Ảnh: Reason MagazineCông ty chuyên đi tìm đối tác mua lạiSPAC (viết tắt của "Special Purpose Acquisition Company": "Doanh nghiệp thâu tóm vì mục đích đặc biệt") là một công ty vỏ bọc do một nhóm nhà đầu tư gọi vốn để thành lập. Họ thành lập công ty rồi để đó, không làm gì cả, chỉ chăm chăm đi tìm đối tác mua lại, cụ thể là các doanh nghiệp muốn lên sàn chứng khoán kiểu "nhanh gọn". Các SPAC do không làm gì cả nên theo quy định hiện nay dễ niêm yết hơn. Khi họ tìm được đối tác mua lại thì diễn ra quá trình "sáp nhập ngược" - tức bán mình cho doanh nghiệp muốn niêm yết, rồi sau một thời gian bán lại vốn, chia lời cho nhà đầu tư.Hàng ngàn công ty đã lên sàn chứng khoán Mỹ bằng con đường này, như Grab lên sàn NASDAQ vào cuối năm 2021 bằng cách sáp nhập với một SPAC do Altimeter Capital Management thành lập. Nay tới VinFast cũng theo cách này.Lên sàn qua SPAC cũng nhiều thăng trầm. Thoạt tiên, chiến lược này bị săm soi đầy nghi kỵ. Những nghi ngờ chủ yếu là các bên tham gia che giấu thông tin, lẩn tránh các kiểm tra đối chiếu tiêu chuẩn của quá trình niêm yết bình thường. Tuy nhiên, đường tắt thường hấp dẫn: năm 2000, ở Mỹ có đến 250 SPAC được thành lập, gọi được 85 tỉ đô la vốn. Năm 2021, các SPAC mới thu hút thêm 160 tỉ đô la nữa. Chúng có khả năng sáp nhập với các công ty trị giá đến 500 tỉ đô la trong vòng hai năm sau đó. Thông thường, các SPAC chỉ có tối đa hai năm để tìm đối tác sáp nhập; bằng không họ phải trả lại tiền cho nhà đầu tư và giải thể.Nhìn từ doanh nghiệp muốn niêm yết, SPAC giúp tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc so với con đường phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) bình thường. Thêm nữa, IPO kiểu truyền thống thì không biết cuối cùng thị trường sẽ định giá công ty mình bao nhiêu; trong khi sáp nhập với SPAC có thể tính ra ngay trị giá công ty dựa vào số vốn huy động được. Nhìn từ phía các nhà đầu tư thành lập SPAC, họ có khả năng mua cổ phiếu của công ty muốn niêm yết với giá rẻ, nên ngay cả khi giá cổ phiếu công ty sáp nhập có rớt, họ vẫn lãi.Không còn ngon ănNhưng cơn sốt SPAC đã bắt đầu nguội lạnh từ năm 2022, sau hai năm bùng nổ, thu hút hơn 250 tỉ đô la từ nhà đầu tư. Vấn đề là nhiều vụ sáp nhập với SPAC xong, khi lên sàn, giá cổ phiếu rớt thảm hại. Như Grab ngay ngày đầu tiên niêm yết, giá rớt đến 21%. Theo Wall Street Journal, giá cổ phiếu một nửa các công ty sáp nhập với SPAC trong hai năm 2020 và 2021 đã giảm đến 40%, xóa sạch hàng chục tỉ đô la giá trị thị trường. Ủy ban Chứng khoán Mỹ cũng đã bắt đầu mở điều tra một số vụ sáp nhập SPAC và đề xuất các quy định chặt chẽ hơn. Tính đến tháng 6-2022, đến 600 SPAC được thành lập trong các năm trước đó chưa thương lượng xong chuyện bán mình và một nửa sẽ không tìm được đối tác để sáp nhập.Doanh nghiệp muốn niêm yết nhìn SPAC từ góc nhìn tìm đường tắt, còn giới đầu tư Mỹ lại coi đó là công cụ đầu tư. SPAC bùng nổ trong hai năm 2020 và 2021 chủ yếu do lãi suất lúc đó thấp, nhà đầu tư tìm các công cụ dù rủi ro hơn nhưng hứa hẹn lãi cao hơn. Nay lãi suất tăng, họ rút tiền khỏi các SPAC vì có nhiều chọn lựa hơn. Các SPAC thường quy định nhà đầu tư có thể rút vốn ngay trước thương vụ sáp nhập nếu muốn. Bình thường khi vụ sáp nhập được công bố, chừng 54% nhà đầu tư quyết định rút tiền, nhưng gần đây, tỉ lệ này tăng lên 80%, có nhiều trường hợp trên 90%, vì nhà đầu tư không tin giá cổ phiếu công ty mới sẽ giữ nguyên được. Chính vì thế mà BuzzFeed khi sáp nhập với một SPAC để niêm yết chỉ thu về 16 triệu đô la, thay vì con số kỳ vọng là 250 triệu đô la khi các nhà đầu tư rút tiền, không muốn chơi nữa. ■ VinFast vừa đạt thỏa thuận sáp nhập với SPAC Black Spade Acquisition Co. để niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Công ty sau sáp nhập sẽ có trị giá 27 tỉ đô la, trong đó phần vốn của VinFast được định giá 23 tỉ đô la. Cổ đông VinFast sẽ nắm giữ 99% cổ phần công ty sáp nhập. Thương vụ này dự kiến sẽ được tiến hành vào nửa cuối năm nay sau khi được cổ đông và các cơ quan quản lý chấp thuận.Black Spade Acquisition Co. là SPAC có trụ sở ở Hong Kong, IPO ở Mỹ và niêm yết trên sàn NYSE vào tháng 7-2021, với tổng vốn huy động được là 169 triệu đô la. Nhà đầu tư chính của SPAC này là Black Spade Capital Ltd., công ty đầu tư tư nhân của Lawrence Ho, chủ tịch và CEO hãng điều hành sòng bài Melco International Development Ltd. Tags: Doanh nghiệp nước ngoàiSàn chứng khoánPhát hành cổ phiếuGiá cổ phiếuỦy ban Chứng khoán MỹMua cổ phiếuThị trường chứng khoánĐầu tư tư nhânSpacVINFAST
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.