TTCT - Nỗi bồn chồn lo lắng vì sức khỏe cho mình và người thân, sự buồn chán vì phải giam mình trong nhà và tạm xa các cuộc vui, giao lưu xã hội lại trở thành chất liệu cho những giấc mơ kỳ lạ, rực rỡ sắc màu hay những cơn ác mộng đậm màu dịch bệnh. Hiện tượng đã được đặt tên: mộng mị thời đại dịch. Các tạp chí như Time, National Geographic, Wired tuần qua đều nhắc đến xu hướng nổi bật trên Twitter của người đang sống trong vùng phong tỏa hay phải cách ly vì dịch COVID-19: họ thấy ác mộng hay có những giấc mơ quái gở, và đặc biệt là tỉnh dậy rồi vẫn nhớ rõ mồn một những hình ảnh sống động khi nằm mộng. “Có phải mình tôi như thế không?” - những câu hỏi được đặt ra và câu trả lời là rất nhiều người cũng mơ như thế.Họ kể chuyện mình thông qua các hashtag #pandemicdreams (giấc mộng thời đại dịch) và #covidnightmares (ác mộng COVID).Ảnh: Getty ImagesKhoa học về giấc mơ trước đây đã cho ta biết cảm giác bất an ban ngày có thể khiến “nội dung” giấc mơ tiêu cực hơn. Những “từ khóa chủ đạo” của đại dịch COVID-19 như cách ly, phong tỏa, dương tính, giấy vệ sinh, thậm chí cái chết, vì thế đã chui vào giấc mơ của những người đang sống trong vùng ảnh hưởng bởi dịch bệnh.Chẳng hạn Christina Pierpaoli Parker - nhà nghiên cứu hành vi giấc ngủ thuộc Đại học Alabama, mơ thấy mình bước lên du thuyền với trang phục là giấy xốp bọc hàng và phụ kiện là một cuộn giấy vệ sinh. Claire Arkin ở California mơ thấy đi gặp các “đối tác” quen qua app hẹn hò song lo lắng vì chẳng ai chịu tuân thủ luật cách xa 2m mà cứ sáp lại gần. Ngay như ở Việt Nam, một nữ đồng nghiệp kể với người viết mơ thấy ngày nọ đi làm về muộn, đến nhà đã thấy chung cư bị phong tỏa vì có ca nhiễm.Theo Patrick McNamara, phó giáo sư thần kinh học Trường Y Đại học Boston, con người thường “giải quyết” các cảm xúc tiêu cực trong mơ, và hiện tượng mộng mơ thời đại dịch không có gì khó hiểu khi khủng hoảng virus corona hiện tại làm tăng căng thẳng và bất an cho nhiều người.Theo National Geographic, có ít nhất 5 nhóm nghiên cứu đã thu thập các giấc mơ mùa corona để phân tích và rút ra kết luận: các giấc mộng thời đại dịch đa số có “màu sắc” của căng thẳng, cảm giác cô lập, và các cảm xúc tiêu cực khiến chúng khác hẳn giấc mơ thường ngày.“Những mộng mị kỳ quặc đầy các hình ảnh biểu tượng giúp người nằm mơ vượt qua các ký ức nhọc nhằn hay các tác nhân gây căng thẳng tâm lý bằng tiềm thức, trong khi ác mộng là các dấu hiệu cảnh báo về sự bồn chồn mà ta có lẽ đã không cảm nhận được khi thức” - National Geographic viết.Deirdre Barrett, phó giáo sư tâm lý học Đại học Harvard, đã phân tích giấc mơ của những người bị sang chấn tâm lý sau những sự kiện chấn động, bao gồm vụ tấn công khủng bố 11-9 ở Mỹ. Khuôn mẫu chung của những giấc mơ này là hoặc chúng là sự liên hệ trực tiếp hay tái hiện lại sự kiện, hoặc hoàn toàn bay bổng và đầy những biểu tượng. Từ tháng 3, Barrett đã nghiên cứu giấc mơ virus corona và rút ra các nhóm điểm chung tương tự: có người mơ chết vì bệnh, nhưng cũng có người mơ những giấc mơ sống động với nỗi sợ virus được thay bằng các hình ảnh ẩn dụ như sâu bọ, xác sống, quái vật...Nghiên cứu của giáo sư tâm sinh lý học Luigi De Gennaro (Đại học Rome, Ý) rút ra một kết luận khác: người càng gần với hiểm họa dịch bệnh - nhân viên y tế, cư dân ở tâm dịch, người có người thân bị nhiễm thì càng có xu hướng bị dịch bệnh len vào giấc mơ hơn.Một điểm đáng chú ý về các giấc mơ mùa dịch là nhiều người nhớ mình đã mơ gì hơn trước đó. Chúng ta mơ hầu như mỗi đêm nhưng thường không nhớ gì lúc tỉnh dậy. “Sống trong thời đại dịch có thể thay đổi điều đó, vì căng thẳng và cảm giác cô lập gia tăng làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến ta giật mình khi ngủ thường xuyên hơn và cả hiện tượng parasomnia, tất cả làm người ta có xu hướng nhớ lại giấc mơ hơn” - National Geographic viết.Theo Time, các nghiên cứu giấc mơ đại dịch vẫn đang tiếp tục và gặp không ít trở ngại. Đầu tiên là không có tiền lệ - chưa có đại dịch nào trong quá khứ lại dẫn đến hiện tượng mơ giống nhau như lần này. Các sự kiện có thể gây sang chấn tâm lý dùng để tham khảo như chiến tranh, thiên tai cũng không hoàn toàn giống dịch COVID-19 về bản chất. Thảm họa tự nhiên đến bất ngờ, gây ra sợ hãi và chấn động tâm lý. Còn virus corona là sự kết hợp của sự chán chường và nỗi sợ từ từ chứ không hoảng hốt ngay.Giới khoa học chưa có câu trả lời đại dịch này sẽ ảnh hưởng lên não chúng ta ra sao. Câu trả lời có thể có sau một năm, biết đâu cũng cùng thời điểm nhân loại có được vắcxin ngừa COVID-19.■ Tags: Khủng hoảngTâm lýSợ hãiGiấc mơ mùa dịch
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Đề xuất nền tảng bán hàng xuyên biên giới không hiện diện ở Việt Nam cũng bị đánh thuế NGỌC AN 22/11/2024 Với các nền tảng thương mại điện tử, nền tảng công nghệ số của doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế dù không có hiện diện.
Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM sẽ thành sàn diễn thời trang HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Hạnh phúc - Happy Forever là chủ đề show diễn thời trang thứ hai trong năm 2024 của nhà thiết kế Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng, sẽ tổ chức ở Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;