TTCT- Đó là khẳng định của TS TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC, giám đốc Trung tâm khảo thí tiếng Anh (ETC) thuộc ĐHQG TP.HCM, về việc tổ chức thi chứng chỉ VNU-EPT. Sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học tiếng Anh -Như Hùng Ông Được cho biết: "Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 yêu cầu các trường phải “đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ...”. Từ đó, ĐHQG TP.HCM chủ động triển khai xây dựng chứng chỉ tiếng Anh VNU-EPT và thành lập ETC như một đơn vị khảo thí đánh giá chất lượng đào tạo tiếng Anh độc lập nhằm tạo sự khách quan, công bằng và hiệu quả trong việc chuẩn hóa việc đánh giá năng lực của người học theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR) cho toàn hệ thống ĐHQG TP.HCM. * Theo một số giảng viên, ETC được thành lập với đa số người điều hành không có chuyên môn tiếng Anh. Trong khi đó, dạng thức đề thi VNU-EPT được cóp nhặt từ các đề thi quốc tế như IELTS, TOEFL iBT, TOEIC và có nhiều nhược điểm, do đó họ không tin tưởng vào chất lượng của VNU-EPT... ETC thành lập hội đồng chuyên môn gồm các trưởng khoa, trưởng bộ môn tiếng Anh của các trường thành viên trong và cả ngoài hệ thống ĐHQG TP.HCM. Các chuyên gia này đã xây dựng ma trận đề thi VNU-EPT theo khung CEFR, có các dạng câu hỏi tương tự các đề thi tiếng Anh quốc tế nhưng không cóp nhặt dạng thức hay câu hỏi từ bất cứ một đề thi nào. ĐHQG TP.HCM đã tổ chức rất nhiều hội thảo với sự tham gia của chuyên gia từ nhiều trường góp ý cho ma trận đề thi, thống nhất cấu trúc đề thi, cách thức thi và xây dựng ngân hàng đề thi. Đề thi VNU-EPT không đánh giá đơn điểm trình độ A, B, C mà là dạng đề thi đa điểm, đa cấp giống như TOEFL và đánh giá bốn kỹ năng theo yêu cầu của Nhà nước. ĐHQG TP.HCM đã triển khai thí điểm năm 2012 và chúng tôi đã xây dựng xong 25 bộ đề thi, tất cả đều đã được hội đồng chuyên môn thẩm định. Vậy tại sao có sự không đồng thuận giữa các trường thành viên và thậm chí có trường không chịu phối hợp với ETC trong việc thực hiện đánh giá năng lực tiếng Anh đối với sinh viên theo VNU-EPT, thưa ông? - Chứng chỉ VNU-EPT là chứng chỉ thương hiệu mới của ĐHQG TP.HCM, nên các trường vẫn ủng hộ chứng chỉ VNU-EPT này như một lựa chọn bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác. Tuy nhiên, vài trường thành viên ĐHQG TP.HCM chưa thật sự đồng tình, do các trường này đang tổ chức đào tạo tiếng Anh cho sinh viên theo TOEIC hai kỹ năng nghe - đọc. ĐHQG TP.HCM chủ trương chấp nhận tất cả các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bốn kỹ năng bên cạnh chứng chỉ VNU-EPT. Một số trường đưa ra nhiều lý do như không huy động được sinh viên, không thể bắt sinh viên đóng tiền để kiểm tra năng lực tiếng Anh theo chứng chỉ VNU-EPT... Thực tế khi triển khai kiểm tra năng lực tiếng Anh thì trình độ tiếng Anh của sinh viên ở hai kỹ năng nói và viết chưa đạt yêu cầu. Một số trường cho biết đã triển khai tốt chương trình TOEIC hoặc các chương trình tiếng Anh quốc tế khác trong nhiều năm qua, nay phải đối phó với một chương trình xa lạ, thiếu thuyết phục là VNU-EPT. Tại sao ĐHQG TP.HCM không sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cho chuẩn đầu ra của sinh viên, mà phải tổ chức thi và cấp VNU-EPT? - Từ trước đến nay, ĐHQG TP.HCM công nhận tất cả chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế bốn kỹ năng cùng với chứng chỉ VNU-EPT. ĐHQG TP.HCM triển khai chứng chỉ này để hỗ trợ sinh viên. Về mặt chuyên môn, tất cả các khâu đề thi đều được thẩm định theo bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Lệ phí thi chứng chỉ này chỉ 500.000 đồng, rẻ hơn nhiều so với các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác. Để triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc của VN với bốn kỹ năng, tới năm 2020 tất cả sinh viên VN phải nói được tiếng Anh, ĐHQG TP.HCM áp dụng theo chuẩn này và tiên phong xây dựng lại chương trình dạy tiếng Anh trong các trường thành viên theo khung CEFR. Đề thi VNU-EPT đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên để biết họ đang yếu kỹ năng nào. Có trường đang thực hiện cộng điểm rèn luyện cho sinh viên dự thi chứng chỉ VNU-EPT. ETC có “vận động” các trường thực hiện việc này? - Chúng tôi không biết các trường thực hiện cộng điểm rèn luyện cho sinh viên dự thi chứng chỉ VNU-EPT hay không và hoàn toàn không can thiệp vào việc này. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu các trường áp dụng quy định này để khuyến khích sinh viên học tiếng Anh cũng là điều tốt. Lệ phí 500.000 đồng/lần thi chứng chỉ VNU-EPT vẫn là gánh nặng cho sinh viên. Hơn nữa, hiện các đơn vị tuyển dụng đều đòi hỏi chứng chỉ TOEIC và hầu như không ai biết đến VNU-EPT là gì. Với quy định sinh viên phải dự thi chứng chỉ VNU-EPT để tốt nghiệp, họ còn phải dự thi TOEIC để xin việc. Đây là một khó khăn nữa cho sinh viên? - Mức lệ phí này do hội đồng quyết định và phải thông qua ban kế hoạch tài chính ĐHQG TP.HCM, trong đó bao gồm các chi phí cho công tác tổ chức thi tại trường và thù lao trả cho cán bộ chấm thi bốn kỹ năng. Chúng tôi đã so sánh với các nơi khác, mức này rẻ hơn rất nhiều. VNU-EPT là sản phẩm mới nên xã hội ít người biết là điều đương nhiên. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị ĐHQG TP.HCM và các trường thành viên phải quảng bá chứng chỉ này để nhiều người biết. Ban lãnh đạo ETC luôn khẳng định trung tâm không luyện thi chứng chỉ VNU-EPT nhưng có băn khoăn việc giám đốc ETC đồng thời cũng là viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế, nơi tổ chức “luyện thi chính thống chứng chỉ VNU-EPT” như quảng cáo trên trang web của viện? - ĐHQG TP.HCM giao ETC cung cấp toàn bộ cách thức, mô hình dạy, kiểm tra năng lực tiếng Anh người học cho các trường thành viên thực hiện. Các trường đều có quyền tổ chức lớp luyện thi cho các sinh viên có nhu cầu. Viện Đào tạo quốc tế trực thuộc ĐHQG TP.HCM nên cũng có chức năng tổ chức luyện thi. Thực tế, hiện Viện Đào tạo quốc tế tổ chức một học kỳ chỉ được 1-2 lớp luyện thi VNU-EPT với khoảng 20 sinh viên/lớp. Trung tâm ngoại ngữ Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Kinh tế - luật và một số đơn vị khác cũng là nơi tổ chức luyện thi chứng chỉ VNU-EPT.■ l Sau khi học xong mấy lớp tiếng Anh không chuyên theo chương trình đào tạo ở trường, tôi thi hết môn với hai kỹ năng nghe - đọc đạt trên 80 điểm. Nhà trường cho biết những sinh viên vượt qua phần thi hết môn tiếng Anh không chuyên đạt chuẩn B1.2 vẫn phải thi lấy chứng chỉ VNU-EPT mới đạt chuẩn đầu ra. Theo quy định của trường, tôi đủ điều kiện thi tiếp hai kỹ năng còn lại là nói và viết để lấy chứng chỉ VNU-EPT. Tôi phải đăng ký học lớp luyện nói, viết do trung tâm ngoại ngữ trường tổ chức với mức học phí 720.000 đồng (tương đương một khóa học tiếng Anh không chuyên) trong một học kỳ và đã lấy chứng chỉ VNU-EPT. Do nhà trường bắt buộc nên tôi phải thi để đủ điều kiện ra trường, chứ thật sự tôi cho rằng chứng chỉ này không cần thiết. Theo tôi, quy định này làm phân tâm việc học ngoại ngữ của sinh viên. Thay vì mất 2-3 buổi/tuần để luyện thi lấy chứng chỉ VNU-EPT, sinh viên có thể dành thời gian này để luyện thi lấy các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác như TOEIC, TOEFL... cũng với chừng đó chi phí. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ giúp sinh viên thuận lợi hơn khi xin việc sau này, còn chứng chỉ VNU-EPT hiện nay không doanh nghiệp nào biết nó là gì. Đáng nói hơn, việc luyện thi chứng chỉ VNU-EPT vẫn chỉ ở trình độ sơ đẳng, nên sinh viên không được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ của mình. Nếu nhà trường không bắt buộc thì chắc chắn hầu hết sinh viên sẽ ra ngoài học để lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. L.H.N. (sinh viên khóa 2013 Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) l Việc bắt buộc phải thi lấy chứng chỉ VNU-EPT chỉ làm mất thời gian và tiền bạc của sinh viên. Chúng tôi phải lấy chứng chỉ VNU-EPT để đủ điều kiện ra trường, chứ thực tế không có công ty nào chấp nhận chứng chỉ này. Việc học ngoại ngữ chủ yếu do ý thức bản thân và tôi học ở bên ngoài nhà trường. Tôi cho rằng ĐHQG TP.HCM cần có giải pháp cải tiến chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh trong trường cho sinh viên, thay vì ép họ phải thi lấy chứng chỉ nội bộ này. P.T.N. (sinh viên năm cuối Trường ĐH KHTN - ĐHQG TP.HCM) Tags: Chứng chỉ tiếng AnhVNU-EPTKhảo thí tiếng AnhChứng chỉ VNU-EPT
Nhà yêu nước Phạm Hồng Thái (1894-1924): Tài liệu mới về sự kiện Tiếng bom Sa Diện VIỆT ANH 04/09/2024 2185 từ
Hà Nội: Sập nhà trên phố Khâm Thiên, cây đa cổ thụ gần hồ Hoàn Kiếm gãy đổ PHẠM TUẤN 07/09/2024 Chiều 7-9, trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo, kêu gọi người dân TP không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.
4 người chết, 78 người bị thương do bão số 3 DANH TRỌNG 07/09/2024 Đến 16h chiều 7-9, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 3 người chết, 4 người bị thương, 13 người mất tích.
Bão số 3 đổ bộ Quảng Ninh gây cảnh tượng chưa từng thấy: Cột điện, cây xanh gãy đổ la liệt CHÍ TUỆ 07/09/2024 Dọc tuyến đường nối giữa thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), hàng loạt cột điện, cây xanh gãy đổ ngổn ngang.
Trực tiếp: Bão Yagi càn quét, gió rít liên hồi, xe lật, cây ngã, tàu chìm, cột điện gãy gục 07/09/2024 Bão Yagi càn quét, quật ngã cây cối, nhấn chìm tàu thuyền. Tâm bão đổ vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió 149 km/h, cấp 13.