TTCT - Nhiều cây thuốc quý hiếm nằm trong rừng sâu, nhiều vị rau rừng bổ dưỡng vốn xa lạ với người dân miền xuôi, những cách bào chế, chế biến lạ lẫm... Cả nhóm đã có một tháng thật sự gắn bó với rừng sâu để “săn tìm” các loại thuốc quýĐó là nhiều kiến thức thực tế rất quý giá mà lớp sinh viên năm cuối thuộc khoa lâm nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế gặt hái được nhân chuyến thực tế tại vùng rừng ven dãy Trường Sơn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Nhóm sinh viên gồm gần mười bạn, thực hiện rất nhiều đề tài liên quan đến sản vật rừng hay những cây thuốc quý.Đó là Trần Ngọc Trung với đề tài “Nghiên cứu bảo tồn cây dược liệu lá khôi”, Trần Thị Mỹ Ánh với đề tài “Điều tra sự đa dạng nguồn tài nguyên cây dược liệu và kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng của đồng bào vùng cao tại A Lưới”, Phan Trung Thông với đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học và tập quán sử dụng rau rừng của người dân vùng cao A Lưới”...Trong hơn một tháng trời, đêm thì trú đóng tại một đơn vị quân đội, ngày tổ chức băng dốc, vượt thác vào rừng sâu tìm thuốc và rau. Các bạn đến rất nhiều nhà dân để điều tra các loại rau và thuốc, về sự phân bố, cách nhận diện, phát hiện, cách sử dụng, bào chế cùng rất nhiều kiến thức quý báu khác mà người dân ở đây tích lũy kinh nghiệm từ nhiều đời.Đặc biệt, họ tiếp cận được với một số thầy lang người thiểu số và được truyền đạt về các loại thuốc chữa bệnh bằng các loại cây rừng, cách bào chế, cách chữa bệnh…Theo bạn Phan Trung Thông: “Có nhiều thứ hữu ích lắm, nếu không gặp người dân và không vào rừng thì không thể biết được có những thứ hay đến vậy. Chính nhờ vào rừng mà biết thật rõ về những gì học được trên sách vở, có thể cầm được lá, nếm được củ, ngửi được hoa!”.TS Ngô Tùng Đức - Trường đại học Nông lâm Huế, người hướng dẫn các đề tài - cho hay ý nghĩa của đợt thực tế ngoài bổ sung cho sinh viên tiếp cận kiến thức thực tiễn, quan trọng hơn là để sinh viên có điều kiện tiếp cận, gần gũi với đời sống của người dân vùng rừng, hiểu hơn về họ.Điều này vô cùng cần thiết khi sinh viên ra trường tham gia ngành lâm nghiệp, hiểu được dân, biết được rừng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững...Hành trình tìm thuốc quý đầy gian nan, vất vảNguyễn Thị Diễm Hương cố gắng luồn lách vào những bụi cây rậm để ghi hình những mẫu lá thuốc trong rừngPhỏng vấn thầy lang Quỳnh Vân về các vị thuốc quý của người thiểu số ven Trường SơnTS Ngô Tùng Đức, giảng viên khoa lâm nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế, giảng giải về cây thuốc bách bệnh (mật nhân) tại một cánh rừng rậm thuộc xã Hưng Lâm, huyện A LướiTrần Ngọc Trung say mê thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn cây dược liệu lá khôi” của mìnhCheo leo trên những vách đá, thác nước Tags: Tìm thuốc quýTìm thuốc quý trong rừngBảo tồn cây dược liệu
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Nhìn thành phố từ buồng lái: Cảm nhận đặc biệt của nữ lái tàu metro CHÂU TUẤN 18/12/2024 Chị Phạm Thị Thu Thảo - nữ lái tàu đầu tiên của tàu điện tuyến metro số 1 - đã chia sẻ những cảm nhận của mình.
Chuyên gia: Vụ ám sát Trung tướng Nga Igor Kirillov có 2 mục đích chính THANH BÌNH 18/12/2024 Ukraine dường như muốn gửi đi 'thông điệp rõ ràng' tới những ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Cuối năm, phạt loạt doanh nghiệp 'ém', công bố thông tin sai lệch trên thị trường chứng khoán BÔNG MAI 18/12/2024 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tiếp phạt loạt doanh nghiệp vi phạm trong công bố thông tin, nhằm bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và củng cố lòng tin thị trường.
Mờ mắt đột ngột, cảnh giác có thể dấu hiệu cảnh báo đột quỵ TƯỜNG VY 18/12/2024 Rất nhiều người khi xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ lại chủ quan cho rằng đó là vấn đề về mắt như cận thị, viêm mắt... mà không nhận ra rằng đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.